Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Panadol xanh có gây buồn ngủ không? [Giải đáp từ chuyên gia]

Ngày 01/02/2023
Kích thước chữ

Panadol là một trong loại thuốc phổ biến có tác dụng giảm đau hiệu quả và được rất nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này, mọi người nên tìm hiểu về tác dụng cũng như liều lượng của thuốc một cách kỹ lưỡng. Nhiều người thắc mắc Panadol xanh có gây buồn ngủ không? Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về thuốc

Trước khi trả lời cho câu hỏi Panadol xanh có gây buồn ngủ không, bạn cũng nên nắm được thuốc này có những dạng nào cũng như những công dụng của thuốc.

Thuốc có 3 loại chính:

  • Dạng viên nén 500mg: Loại này còn có tên gọi khác là Panadol xanh. Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau ở mức độ nhẹ tới trung bình như: Đau đầu, đau cơ, đau họng, đau răng, sốt và đau sau tiêm vacxin, đau sau các thủ thuật nha khoa.
  • Panadol Extra: Loại này còn gọi là Panadol đỏ. Loại thuốc giảm đau không gây nghiện này có chứa paracetamol - một chất giảm đau, hạ sốt và caffeine - một chất hỗ trợ tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol. Chính vì vậy, thuốc có tác dụng điều trị những tình trạng đau nhẹ tới vừa và giúp hạ sốt, gồm có: Đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, sốt…
  • Dạng viên sủi 500mg: Loại này còn có tên gọi khác là Panadol sủi. Viên sủi chứa paracetamol, một chất giúp giảm đau và hạ sốt. Thuốc sử dụng để điều trị các cơn đau từ nhẹ tới vừa như: Đau đầu, đau vai gáy, đau nửa đầu, đau cơ, đau họng, đau bụng kinh, đau răng…

Panadol xanh có gây buồn ngủ không? Những tác dụng của Panadol 1 Thuốc có tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt hiệu quả

Panadol xanh có gây buồn ngủ không? 

Muốn biết Panadol xanh có gây buồn ngủ không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thành phần cũng như tác dụng của thuốc. Trong thuốc giảm đau thuốc này có chứa thành phần chính là paracetamol. Paracetamol đã được Tổ chức Y tê Thế giới WHO công nhận là một hoạt chất có độ an toàn cao đối với sức khỏe của người bệnh với những ưu điểm sau:

  • Hỗ trợ giảm đau nhanh.
  • Có thể sử dụng cho những đối tượng đang mắc các vấn đề về sức khỏe như: Người cao tuổi, người tăng huyết áp, người mắc các bệnh lý về tim mạch…
  • Đặc biệt, thuốc này không hề gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ hay mất ngủ - một trong những vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Đây chính là sự cải tiến mới mà các loại thuốc giảm đau thông thường không có.

Panadol xanh có gây buồn ngủ không? Những tác dụng của Panadol 2 Panadol xanh có gây buồn ngủ không là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc

Như vậy, câu hỏi Panadol xanh có gây buồn ngủ không, tới đây chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho chính mình. Đây là loại thuốc vừa an toàn cho cơ thể lại vừa làm giảm các triệu chứng đau hiệu quả như: Đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, cảm cúm, cảm lạnh, hạ sốt nhanh và được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tác dụng phụ của thuốc

Đây là một loại thuốc giảm đau được sử dụng rất phổ biến trong điều trị những triệu chứng đau đầu, đau nhức cơ thể, đau răng… Thuốc có hiệu quả khá cao cũng như an toàn và không gây hại cho người dùng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ và các nhà nghiên cứu về các thử nghiệm lâm sàng của thuốc cho rằng, thuốc vẫn có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn nhưng ở mức độ thấp.

Một số người bệnh sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như:

  • Số lượng tiểu cầu thấp, người bệnh bị giảm số lượng tiểu cầu hoặc gặp phải tác dụng phụ khác liên quan tới máu như rối loạn đông máu.
  • Xuất hiện các phản ứng trên da do mẫn cảm với các thành phần của thuốc như: Phát ban, phù mạch, hội chứng Steven - Johnson (một hội chứng liên quan tới dị ứng thuốc).
  • Ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với aspirin và một số thuốc NSAID có thể gặp triệu chứng khó thở do co thắt phế quản.
  • Gây suy gan cấp.

Panadol xanh có gây buồn ngủ không? Những tác dụng của Panadol 3 Sử dụng thuốc có thể gặp tác dụng phụ như phát ban do dị ứng thuốc

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc

Trên đây chỉ là một trong những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp khi sử dụng thuốc này, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ hoàn toàn. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và xử trí kịp thời. 

Đã có rất nhiều bệnh nhân không quan tâm tới các triệu chứng do các tác dụng phụ của thuốc gây nên. Mặc dù các triệu chứng này có thể tự mất đi mà không cần tới điều trị do mức độ tác động của thuốc nhẹ. Tuy vậy, trong các trường hợp cơ thể quá mẫn với các thành phần của thuốc, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và mạnh mẽ, thậm chí gây nên các biến chứng nặng nề nếu không được xử trí kịp thời. Chính vì vậy, khi mua thuốc hay thăm khám, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn và lưu ý của các bác sĩ.

Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý không sử dụng thuốc trong một số trường hợp sau đây:

  • Người bị dị ứng hay quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có chứa trong thuốc, ví dụ như Paracetamol. Nếu bạn có bất kỳ tiền sử nào về tác dụng phụ của thuốc, cần báo ngay cho các bác sĩ điều trị để tránh dùng thuốc và lựa chọn thuốc thay thế phù hợp.
  • Không sử dụng kết hợp thuốc này với các thuốc có chứa paracetamol khác bởi điều này có thể gây vượt mức hàm lượng cho phép và gây nên các tác dụng phụ không mong muốn. Thường trong các loại viên đặt hậu môn, viên sủi sẽ chứa chất này.

Panadol xanh có gây buồn ngủ không? Những tác dụng của Panadol 4 Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của các bác sĩ để đảm bảo an toàn tối đa

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi Panadol xanh có gây buồn ngủ không cũng như hiểu rõ hơn về loại thuốc giảm đau này, từ đó tránh được những tác dụng phụ mà thuốc có thể gây nên. Chúc bạn nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Medlatec

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin