Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau đầu uống giảm đau không đỡ không phải là tình trạng hiếm gặp. Vậy vì sao thuốc giảm đau lại trở nên vô tác dụng và bạn cần xử trí ra sao trong trường hợp này? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ thông tin rõ hơn cho bạn về cách xử lý tình trạng này.
Khi bị đau đầu dai dẳng hoặc ở mức độ nặng, chúng ta thường tìm đến thuốc giảm đau để cải thiện tình hình. Tuy nhiên không phải lúc nào loại thuốc này cũng phát huy tác dụng. Vậy bạn nên làm gì khi rơi vào trường hợp đau đầu uống giảm đau không đỡ?
Đây là dạng đau đầu rất thường gặp, tiến triển từ từ và thường kéo dài âm ỉ cả ngày. Người bệnh có cảm giác như đầu đang bị buộc dây, đau liên tục, phân bố đều ở hai bên. Cơn đau do căng thẳng thần kinh thường lan từ cổ lên đầu hoặc ngược lại.
Những người bị viêm xoang rất dễ bị đau nhức đầu. Cơn đau có thể phát triển từ vùng mặt lên hoặc tập trung ở trán, tùy vào từng vị trí viêm nhiễm. Đau do xoang thường phát sinh theo đợt, trùng với những lần tái phát viêm xoang.
Đau nửa đầu thường xuất hiện ở một bên theo chiều dọc cơ thể, phía sau đau nặng hơn phía trước. Cơn đau diễn ra với cường độ mạnh, có thể đi kèm tình trạng mờ mắt, chóng mặt, lâng lâng, ói hoặc buồn ói, sợ ánh sáng và độ ồn cao.
Kiểu đau đầu này có thể xuất hiện một vài lần cho tới xấp xỉ chục lần mỗi ngày. Cơn đau kéo dài từ 15 - 180 phút. Qua giai đoạn này, người bệnh hoàn toàn bình thường. Hiện tượng trên có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Ngoài dấu hiệu điển hình nói trên thì đau đầu chuỗi còn được nhận diện thông qua một số đặc điểm như: Đau tập trung ở một bên đầu với mức độ nghiêm trọng, cơn đau đi kèm cảm giác nóng rát và thường xuất hiện ở một bên mắt.
Cơn đau do lạm dụng thuốc thường khởi phát vào buổi sáng và kéo dài nguyên ngày. Ngoài đau nhức đầu, người bệnh còn có biểu hiện bồn chồn, trằn trọc, nghẹt mũi, đau mỏi vùng cổ,...
Khi bị đau đầu do tâm lý hoặc đau đầu vì các nguyên nhân khác nhưng ở mức độ nhẹ thì thuốc giảm đau không kê đơn là lựa chọn số 1.
Hiện nay, paracetamol là hoạt chất giảm đau được sử dụng phổ biến vì vừa nhạy, vừa an toàn. Tuy nhiên khi dùng bạn cần tuân thủ đúng liều lượng cho phép để tránh gây hại cho gan.
Ngoài paracetamol thì ibuprofen cũng là loại thuốc giảm đau được nhiều bác sĩ chỉ định. Thế nhưng thành phần này lại chống chỉ định đối với đau đầu do sốt xuất huyết. Do đó bạn cần phải làm xét nghiệm loại trừ thì mới có thể sử dụng ibuprofen.
Đối với đau nửa đầu, đau đầu dạng chuỗi ở mức độ nghiêm trọng thì thuốc kê toa mới là gợi ý hàng đầu.
Với đau nửa đầu, bạn có thể tìm đến các loại thuốc có tính đặc hiệu cao như dihydroergotamine, ergotamine tartrate,... Với đau đầu chuỗi thì bác sĩ thường kê các biệt dược như lidocaine, dihydroergotamine, triptans,...
Nếu bạn lạm dụng thuốc hoặc gặp phải một số vấn đề tâm lý thì tình trạng đau đầu uống giảm đau không đỡ rất dễ xảy ra. Khi cơ thể đã quen nhờn với thuốc thì tình trạng đau đầu không những không cải thiện mà còn nặng hơn, lặp lại với tần suất dày hơn. Vậy làm cách nào để đối phó với vấn đề này?
Như vừa bàn đến ở trên, sự căng thẳng về mặt tâm lý có thể làm mất tác dụng của thuốc giảm đau. Vậy nên nếu đau đầu uống giảm đau không đỡ, bạn hãy tìm đến các phương pháp thư giãn, giải tỏa stress như massage, nghe nhạc, hít thở sâu, thưởng trà,...
Khi châm cứu vào các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể, hệ thống miễn dịch và tuần hoàn máu sẽ được kích hoạt, não bộ được cung cấp đủ oxy, chất dinh dưỡng nên làm việc tốt hơn, giảm bớt áp lực, căng thẳng. Nhờ vậy mà cơn đau đầu cũng dần bay biến.
Đây là cách thư giãn thần kinh được nhiều người áp dụng thành công, giúp bạn giảm đau đầu, ngủ sâu hơn và duy trì tâm lý ổn định hơn. Tuy nhiên để thực hành thì bạn cần có sự chuẩn bị tốt về tâm lý, ăn đồ ăn thanh đạm và có một không gian yên tĩnh, lý tưởng để nhập thiền.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng là cách giảm đau siêu nhạy, nhất là trong trường hợp thuốc giảm đau trở nên vô tác dụng. Nếu bị đau nhức đầu do xoang thì bạn bọc đá vào khăn xô rồi chườm để làm dịu cơn đau. Nếu đau vì căng thẳng thì hãy dùng túi chườm chứa nước nóng áp sát vào trán, đỉnh đầu hoặc sau gáy để cải thiện tình hình.
Cách làm này tuy hơi lỉnh kỉnh nhưng đem lại tác dụng rất tích cực. Đặc biệt dù bạn đau đầu do nguyên nhân nào thì triệu chứng trên cũng được giảm nhẹ khi xông hơi bằng lá thảo dược.
Khi thực hiện, bạn hãy lựa loại lá còn tươi, giàu tinh dầu có tác dụng thư giãn, diệt khuẩn như hương nhu, chanh, bưởi, sả,... Sau đó làm sạch, để ráo rồi cho vào nồi đun nhỏ lửa trong 20 phút. Tiếp đến chờ nước lá hạ xuống nền nhiệt 85 độ C thì phủ khăn trùm kín người rồi mở nắp để xông trong 18 phút. Chú ý giữ khoảng cách giữa mặt và miệng nồi xông ở mức 22 - 25cm.
Với những ai bị đau đầu mạn tính thì tắm hoặc ngâm chân nước nóng được ví như liều thuốc tiên.
Bạn có thể thả mình vào bồn nước nóng và dùng vòi hoa sen để phun nước ấm lên cơ thể. Khả năng giảm co cứng cơ, hỗ trợ lưu thông máu sẽ giúp bạn xóa bay cơn đau đầu chỉ sau ít phút.
Không chỉ vậy, ngâm chân trong nước nóng cùng chút muối gừng cũng giúp hỗ trợ tuần hoàn máu, thư giãn thần kinh. Từ đó đem đến hiệu quả giảm đau rất ấn tượng.
Ngoài những cách làm nói trên, bạn cần tránh xa các thiết bị điện tử, dừng làm việc và học tập, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để đẩy lùi cơn đau đầu. Bên cạnh đó, chút trà gừng nóng và thao tác bấm huyệt, massage nhẹ nhàng cũng rất có ích cho người đang bị cơn đau đầu dày vò.
Những cách xử trí an toàn và hiệu quả nhất trong trường hợp đau đầu uống giảm đau không đỡ đã được giới thiệu tới bạn đọc. Bên cạnh việc nằm lòng những mẹo nhỏ này, bạn còn cần phải xem lại cách thức sử dụng thuốc của mình để tình trạng nhờn thuốc không còn tái diễn một lần nữa.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.