Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đã bao giờ bạn nghe đến danh từ "Paraben" chưa? Đã bao giờ bạn nhìn thấy thành phần paraben xuất hiện trong bảng thành phần của mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm hay đồ uống dán trên bao bì? Vậy paraben là gì? Paraben có nguy hiểm không?
Paraben là chất bảo quản trong nhiều loại sản phẩm bao gồm có dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và các loại đồ uống. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, paraben có tính kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc giúp các sản phẩm được bảo quản tốt nhất, làm tăng thời gian sử dụng sản phẩm.
Nhiều người cho rằng paraben được tổng hợp hoá học từ phòng thí nghiệm, nhưng thực chất paraben có nguồn gốc tự nhiên. Đó là một chất hoá học có tên là acid para - hydroxybenzoic (PHBA) gặp trong nhiều loại trái cây và rau củ như cà rốt, quả mâm xôi… PHBA cũng là một loại acid được hình thành do sự phân huỷ của một số acid amin trong cơ thể người.
Một số loại paraben được dùng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và tiêu dùng có tính chất giống với các chất tìm thấy trong tự nhiên như butylparaben, isobutylparaben, isopropylparaben, propylparaben, ethylparaben hay methylparaben… Và trong một sản phẩm sẽ có từ 2 paraben trở lên.
Chất bảo quản này được tìm thấy trong các loại rau củ quả hay đồ uống. Do đó, thông qua đường ăn uống, paraben có thể hấp thu vào cơ thể và nhanh chóng được đào thải ra ngoài.
Paraben với hoạt tính ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc giúp bảo quản chất lượng sản phẩm như ban đầu. Phổ rộng nồng độ PH của paraben ở khoảng từ 3 - 8, đây là độ PH tiêu chuẩn phù hợp với hầu hết các loại sản phẩm như mỹ phẩm, dược phẩm hay thực phẩm.
Đồng thời với giá thành rẻ, dễ phối hợp với các chất có trong các sản phẩm tiêu thụ nhưng không gây kích ứng. Vì thế, paraben đã được đưa vào sử dụng từ lâu và rộng rãi trong các sản phẩm tiêu dùng và chăm sóc cơ thể.
Thông thường, các gốc paraben sẽ được phối hợp để giảm liều lượng của chất này trong các sản phẩm. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng paraben với nồng độ <= 25% trong các sản phẩm thì tương đối an toàn cho cơ thể. Và nồng độ paraben được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chữa bệnh hay làm đẹp đã giảm xuống còn từ 0,1% - 0,8%.
Mặc dù thế, trên thực tế, nhiều người tiêu dùng vẫn lo ngại trong việc sử dụng các sản phẩm có chứa paraben. Do cơ thể có thể hấp thụ paraben qua hai đường (đường uống hoặc đường ăn), nếu sử dụng các sản phẩm có nồng độ paraben cao và lâu dài khi cơ thể chưa kịp đào thải hết có thể gây ra một số tác dụng phụ cho sức khoẻ như:
Việc sử dụng các loại sản phẩm như nước hoa, nước tẩy trang, sữa rửa mặt hay kem chống nắng… có chứa nhiều paraben với nồng độ cao có thể gây kích ứng cho da, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm.
Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Methylparaben thoa trên da có thể xảy ra phản ứng tiêu cực với tia UVB trong ánh nắng mặt trời khi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Điều này gây nguy cơ làm tăng lão hoá da và gây tổn thương tế bào da khiến cho làn da trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tác động với các yếu tố bên ngoài môi trường, tăng nguy cơ ung thư da.
Theo một số nghiên cứu khẳng định rằng paraben có khả năng bắt chước và hoạt động như giống như hormone Estrogen gây mất cân bằng nội tiết tố nếu sử dụng trong một thời gian lâu dài. Và nó được tìm thấy trong kết quả làm sinh thiết ung thư vú.
Tuy nhiên, bệnh ung thư vú do rất nhiều nguyên nhân gây ra nên paraben có phải là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú hay không là vấn đề đã và đang gây ra nhiều tranh cãi trong những năm gần đây.
Theo nghiên cứu của S. Oishi thuộc viện nghiên cứu sức khỏe cộng động tại Tokyo mang tên “Effects of propylparaben on the male reproductive system” đã chỉ ra rằng một dẫn xuất của paraben là propylparaben gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, butylparaben cũng có tác động xấu đến chất lượng và hoạt động của tinh trùng. Với một số tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn hãy tham khảo và hỏi ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn những sản phẩm phù hợp với bản thân.
Ngày nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ngày càng tăng cao song song với đó là các nhãn hàng mỹ phẩm, các loại dược phẩm hay thực phẩm chức năng được điều chế, sản xuất và bày bán trên thị trường. Và có rất nhiều sản phẩm được bày bán có chứa chất bảo quản paraben.
Việc nhận biết sản phẩm bạn mua có chứa paraben hay không tương đối khó do chúng được đề cập dưới các dạng dẫn xuất của paraben. Vấn đề đặt ra là bạn cần phải nắm bắt được tên gọi của các dẫn xuất đó và phân biệt được đâu là dẫn xuất không bị cấm, đâu là dẫn xuất bị cấm. Dưới đây là cách nhận biết sản phẩm đó có chứa paraben hay không.
Đây là cách nhận biết trực diện dễ nhất và nhanh nhất. Thông qua tên gọi bạn có thể hoàn toàn nhận biết được có hay không paraben trong sản phẩm đó. Và chúng thường được ghi ở vị trí giữa hoặc cuối bảng.
Ngoài ra, để đảm bảo chắc chắn cho sự an toàn của sức khoẻ trước khi có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề paraben có hại hay không. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm không chứa thành phần paraben được ghi là paraben - free.
Qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về paraben là gì? Có nguy hiểm không? Đồng thời, hy vọng với những thông tin giúp bạn nhận biết và lựa chọn được những sản phẩm phù hợp, an toàn cho bản thân. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.