Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Công dụng của nước muối được biết đến như sát khuẩn, giảm đau răng miệng, chữa lành vết nhiệt miệng. Vậy cách pha nước muối súc miệng đúng chuẩn là như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Việc súc miệng thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch răng miệng.
Trước khi tìm hiểu cách pha nước muối súc miệng đúng chuẩn thì bạn nên biết được những tác dụng mà nước muối mang lại cho sức khỏe răng miệng. Có thể kể tới một số công dụng như sau:
Trong nước muối có tính sát khuẩn cực tốt nên mỗi ngày súc miệng, súc họng bằng nước muối sẽ giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi khoang miệng, cổ họng.
Mảng bám và hôi miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý về răng miệng. Nước súc miệng có tác dụng loại bỏ mảng bám và hơi thở có mùi. Do vậy, vai trò của nước súc miệng cũng là ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng điển hình là sâu răng.
Nếu bạn bị nhiệt miệng hay sưng nướu thì việc súc miệng bằng nước muối cũng giúp cho tình trạng đau của bạn giảm bớt hơn. Tính sát khuẩn của muối sẽ làm cho nướu thêm khỏe, giảm tình trạng viêm nhiễm và chảy máu chân răng.
Tương tự như sát khuẩn răng, nước muối cũng giúp ích nhiều trong việc sát khuẩn hầu họng, mang đi những yếu tố gây bệnh, bụi bẩn ngoài đường. Từ đó giúp giảm ngăn ngừa viêm họng.
Các thức ăn thừa tạo mảng bám, vi khuẩn chính là nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng. Khi tất cả các nguyên nhân trên bị cuốn đi tình trạng hôi miệng của bạn cũng không còn nữa.
Muối không chỉ có khả năng sát khuẩn mà còn có rất nhiều khoáng chất, flour nên nó sẽ làm cho răng của bạn thêm chắc khỏe, sáng bóng hơn.
Cách pha nước muối súc miệng đúng chuẩn tại nhà hãy áp dụng các bước sau:
Chuẩn bị:
02 chai thủy tinh sạch (dung tích từ 200ml – 300ml), 01 thìa thật sạch, muối đã tiệt trùng.
Thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các dụng cụ để pha nước muối nếu có thể thì nên khử trùng lần cuối trước khi dùng để chứa nước súc miệng bằng cách tráng qua nước sôi và để ráo nước mới đổ vào.
Bước 2: Pha muối với nước lọc tiệt trùng, nước đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội chứ không được dùng nước xả trực tiếp tại vòi trong nhà bếp hay nhà vệ sinh.
Chú ý để có được dung dịch nước muối sinh lý 0.9% giống như các chai bán tại hiệu thuốc bạn nên pha muối với nước theo tỷ lê: 9g muối với 1 lít nước.
Bước 5: Chờ hỗn hợp vừa pha lắng cặn và phần bụi bẩn xuống dưới dưới đáy chai rồi đổ qua 1 chai khác để dùng dần. Như vậy bạn đã có 1 chai nước muối sinh lý an toàn sử dụng rồi đấy.
Không chỉ muối trắng, bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu khác để pha nước muối sinh lý như gừng, chanh,….
Những thông tin bên trên đã giúp bạn biết được vai trò, cách pha nước muối súc miệng đúng chuẩn tại nhà rồi đúng không nào. Với những người bận rộn không có thời gian để học cách pha nước súc miệng đúng chuẩn thì bạn có thể mua nước súc miệng đóng sẵn tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn nước muối để mua được sản phẩm hiệu quả tốt:
Khi đã nắm vững cách pha nước muối sinh lý đúng chuẩn khoa học thì bạn cần súc miệng thường xuyên hơn hàng ngày. Thế nhưng không phải cứ súc càng nhiều là càng tốt mà bạn phải có tần suất súc cụ thể. Theo các chuyên gia, số lần súc miệng nước muối lý tưởng nhất là từ 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi vệ sinh răng miệng.
Khi đang trong tình trạng viêm họng thì cũng không nên súc miệng quá nhiều lần mà sẽ khiến họng cảm thấy bỏng rát. Nếu đang bị viêm họng thì bạn chỉ nên súc miệng 3 – 4 lần/ngày mà thôi.
Lạm dụng nước súc miệng quá nhiều lần có thể gây nên một số tình trạng như họng bị bỏng rát, tăng cảm giác khát nước, khô miệng khiến cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn bình thường…
Không ỷ lại vào nước súc miệng. Chúng chỉ có tác dụng làm sạch khoang miệng chứ không thể loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn như bạn nghĩ. Do đó, để có sức khỏe răng miệng toàn diện bạn phải kết hợp với việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa còn bám trong kẽ răng.
Bài viết đã chỉ ra bạn cách pha nước muối súc miệng đúng cách và những vấn đề liên quan. Để bảo vệ răng miệng toàn diện, ngoài vệ sinh thôi chưa đủ, bạn nên khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bệnh lý và chữa trị kịp thời nhé.
Thanh Hoa
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.