Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tác hại khi lạm dụng nước súc miệng: hậu quả khôn lường

Ngày 10/06/2019
Kích thước chữ

Chăm sóc sức khỏe răng miệng là việc làm rất quan trọng cần được thực hiện mỗi ngày. Một trong những sản phẩm chăm sóc răng miệng phổ biến hiện nay đó là nước sức miệng. Tuy nhiên, việc lạm dụng nước súc miệng lại có thể gây nhiều hậu quả khôn lường. Cùng tìm hiểu nhé!

Bạn có nghĩ rằng mình đang lạm dụng nước súc miệng không? Nước súc miệng tuy có lợi nhưng chúng không thể thay thế việc đánh răng hàng ngày. Vậy nên đừng dại mà lạm dụng nước súc miệng bởi nó sẽ gây ra những hậu quả không ngờ tới đấy. 

Tác hại khi lạm dụng nước súc miệng

Tăng huyết áp - Tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

Các nhà khoa học mới đây phát hiện một trong những tác hại khi lạm dụng nước súc miệng có thể làm tăng huyết áp. Giống như ruột, miệng chúng ta cũng có rất nhiều vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu. Sự phát triển cân bằng của chúng giúp răng miệng khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật.

Tuy nhiên, lạm dụng nước súc miệng có thể làm mất sự cân bằng này, một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Frontiers in Cellular and Infection Microbiology cho hay.

Vi khuẩn tốt trong miệng giúp chuyển đổi nitrat trong rau quả thành oxit nitric. Trong khi đó, một số loại nước súc miệng có chứa hợp chất sát khuẩn chlorhexidine. Hợp chất này lại tiêu diệt các vi khuẩn có lợi giúp chuyển đổi nitrat thành oxit nitric, theo Reader’s Digest.

Nhóm nghiên cứu phát hiện chỉ số huyết áp tâm thu tăng ở những người sử dụng nước súc miệng chứa chlorhexidine 2 lần/ngày và liên tục trong 1 tuần. Huyết áp tâm thu là chỉ số huyết áp quan trọng giúp đo áp lực trong mạch máu khi tim đập.

Tác hại khi lạm dụng nước súc miệng: tăng huyết ápĐã có nghiên cứu chỉ ra, lạm dụng nước súc miệng có thể gây các vấn đề tim mạch

Những phát hiện mới về tác hại khi lạm dụng nước súc miệng cũng giúp lý giải được phần nào nguyên nhân vì sao khoảng 2/3 bệnh nhân cao huyết áp lại không thể kiểm soát tốt huyết áp ngay cả khi có uống thuốc đầy đủ, ông Bryan nói thêm.

Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra lại lưỡi của những người tham gia thí nghiệm sau khi họ ngừng sử dụng nước súc miệng có chứa chlorhexidine. Nhóm phát hiện các vi khuẩn tốt đã phát triển trở lại. Đây là thông tin tốt cho những ai muốn tìm hiểu về tác hại khi lạm dụng nước súc miệng. Việc họ cần làm là phải giảm tần suất sử dụng nước súc miệng, theo Reader’s Digest.

Giảm sức đề kháng của răng

Theo các nhà chuyên môn thành phần chính trong nước súc miệng gồm các chất: Fluor, sorbitoc, ethanol, block copolimer, sodium, hương liệu và phẩm màu... Công dụng được ghi trên bao bì của hầu hết các nhãn hiệu là khử trùng miệng, chống viêm nướu, giảm vi khuẩn gây hôi miệng và các mảng bám trên răng, chống sâu răng và làm cho răng chắc khỏe, tạo hơi thở thơm tho...

Tuy nhiên, TS-BS Phạm Xuân Sáng, giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM, cho biết các loại mùi trong nước súc miệng chủ yếu chỉ làm cho vị giác cảm thấy thích thú, thực ra chúng không có tác dụng làm trắng răng. Tác hại khi lạm dụng nước súc miệng tiếp theo là sẽ gây ảnh hưởng đến màng da mỏng bên trong miệng.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm có nồng độ fluor "hơi nhiều", nếu dùng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm fluor trên răng, có thể tạo ra các đốm đen hoặc vàng trên răng, thậm chí làm giảm sức đề kháng của răng. Tác hại khi lạm dụng nước súc miệng này khá phổ biến ở những người lạm dụng nước súc miệng.

Tác hại khi lạm dụng nước súc miệng: giảm sức đề kháng của răngDùng nước súc miệng không đúng cách có thể làm giảm sức đề kháng của răng

Cũng theo TS-BS Phạm Xuân Sáng, nước súc miệng không thể làm trắng răng mà chỉ có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên răng, vì vậy nếu là người bị chứng bệnh hôi miệng do bệnh lý gây nên, có dùng nước súc miệng sau khi ăn cũng chỉ là để "đối phó" tạm thời trong thời gian ngắn. Nếu cố ý dùng nhiều sẽ gây khô miệng do trong sản phẩm có nồng độ cồn khá cao.

Tác hại khi lạm dụng nước súc miệng tiếp theo là do nước súc miệng chứa lượng cồn cao làm mất nước nên nếu sử dụng quá nhiều lần sẽ gây khô miệng. Tình trạng này nếu kéo dài quá lâu có thể dẫn đến bệnh hôi miệng, làm tình trạng sâu răng thêm trầm trọng... Ngoài ra, sử dụng thường xuyên và lâu dài nước súc miệng có thể gây cảm giác nóng rát trong nướu, lưỡi...

Cách dùng nước súc miệng hiệu quả

Nước súc miệng không phải là vô hại và vẫn có thể gây những tác dụng phụ khi sử dụng. Nếu chúng ta dùng nước súc miệng đúng cách sẽ rất tốt, giúp diệt được vi khuẩn có hại cho răng.

Cách dùng nước súc miệng hiệu quảNước súc miệng nếu dùng đúng cách sẽ cho bạn hơi thở thơm tho, hàm răng trắng sáng

Ngược lại, lạm dụng quá nhiều sẽ không diệt một số vi khuẩn có lợi mà còn làm thay đổi môi trường cân bằng vùng miệng. Thậm chí có trường hợp còn gây vàng ố răng, hư những mảnh trám răng, rối loạn vị giác, kích ứng miệng, lưỡi...

Giống như kem đánh răng, bạn không nên lạm dụng việc sử dụng nước súc miệng, chỉ dùng không quá 2-3 lần/ngày. Với nước có chứa fluor, chỉ dùng 1 lần mỗi ngày. Đặc biệt chú ý, không nên để nước súc miệng đã mở nắp trong thời gian quá lâu vì sẽ làm giảm tác dụng. Do vậy khi chọn mua, bạn cần chú ý đến hạn sử dụng của nó.

Chúng ta chỉ nên coi nước súc miệng là một chế phẩm hỗ trợ kem đánh răng, để làm sạch răng miệng và các mảng bám trên răng. Chứ không nên sử dụng nó để thay thế kem đánh răng nhé.

Theo nha sĩ khuyên, bạn nên ngậm khoảng 30 giây để nước súc miệng tiêu diệt các loại vi khuẩn còn lại trong khoang miệng. Sau khi dùng nước súc miệng rồi thì tốt nhất bạn không nên ăn hoặc đánh răng sau khoảng nửa giờ.

Lưu ý khi dùng nước súc miệng tuyệt đối không nuốt nước súc miệng vì đã có trường hợp cơ địa người dùng dị ứng với một chất nào đó trong nước súc miệng mà không biết. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên xem thành phần, tác dụng trước khi sử dụng bất cứ một loại nước súc miệng nào. Nên chọn mua những loại có uy tín đã được cơ quan chức năng kiểm chứng chất lượng.

Những tác hại khi lạm dụng nước súc miệng gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe chúng ta. Do vậy, tốt nhất mỗi người chúng ta nên có kiến thức đúng về cách sử dụng nước súc miệng sao cho hiệu quả mà lại sạch răng miệng nhé!

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin