Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phải làm gì khi bị giang mai giai đoạn 2?

Ngày 02/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giang mai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau, đặc biệt là giang mai giai đoạn 2. Vậy bạn đã biết phải làm gì khi bị giang mai giai đoạn 2 hay chưa?

Giang mai là một trong những căn bệnh lây nhiễm vô cùng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời giang mai có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau. Thông thường một thời gian đầu giang mai thường rất khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Chính vì vậy rất nhiều người vậy chỉ phát hiện ra giang mai khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn, đặc biệt là khi giang mai đã vào giai đoạn 2. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh giang mai giai đoạn 2 cũng như chúng ta những việc cần làm khi bị mắc giang mai giai đoạn 2 thông qua bài viết này.

Giang mai giai đoạn 2 là gì?

Giang mai là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Giang mai trường bị lây lan qua đường máu, đường tình dục, qua đường từ mẹ sang con. Giang bị gây ra bởi một xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum.

Thông thường bệnh giang mai sẽ được biểu hiện qua 4 giai đoạn và giai đoạn đầu hay còn được gọi là giang mai nguyên phát. Giang mai nguyên phát chỉ gây ra một số vết loét nhỏ, không gây đau đớn và thường xuất hiện phía trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục hậu môn hoặc trong miệng. Tuy nhiên sau khi ở giai đoạn đầu nếu không được điều trị kịp thời giang mai sẽ chuyển chuyển sang giai đoạn 2 hay còn được gọi là giai đoạn giang mai thứ phát.

Giang mai giai đoạn 2 là giai đoạn nặng hơn. Khi này các vết tổn thương dần chuyển biến nặng và có dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Phải làm gì khi bị giang mai giai đoạn 2? 1 Giang mai là căn bệnh ngày càng phổ biến hơn

Các triệu chứng của giang mai giai đoạn 2

Thông thường diễn biến của căn bệnh giang mai khá nhanh, chỉ sau khoảng từ 2 đến 3 tuần kể từ thời gian khởi phát các vết thương và vết nhiễm trùng sẽ xuất hiện ở khu vực hậu môn hoặc quanh miệng, lưỡi của người bệnh. Thậm chí chúng có thể xuất hiện ngay sau khoảng 10 ngày hoặc muộn nhất là 90 ngày kể từ khi khởi phát.

Khi các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào máu, bệnh nhân sẽ chính thức chuyển sang giai đoạn ra giang mai thứ phát. Giai đoạn này bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng như phát ban trên da, mẩn đỏ… Tuy nhiên bệnh nhân sẽ không cảm thấy ngứa ngáy. Các vị trí phát ban thường giới hạn ở một bộ phận nhất định trên cơ thể, một số trường hợp chúng có thể lan rộng ra nhiều bộ phận khác nhau.

Các bệnh nhân giang mai thường có các nốt sần có màu nâu, đỏ, thường xuyên nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Ngoài ra người bị mắc bệnh giang mai cũng có thể gặp một số triệu chứng như bị sốt, có hạch bạch huyết, có dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, ăn không ngon… Thậm chí xuất hiện các nốt mụn giống như mụn cóc ở xung quanh bộ phận sinh dục hoặc quanh miệng.

Biến chứng của giang mai giai đoạn 2

Khi giang mai chuyển sang giai đoạn 2 mà không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiếp tục diễn biến nặng hơn. Thời gian của giang mai giai đoạn 2 có thể kéo dài từ 15 đến 20 năm. Cuối cùng khi người bệnh không được điều trị bệnh giang mai có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như các tổn thương về não, mắt, tim, tổn thương hệ thần kinh xương khớp, gan… Vì vậy người bệnh cũng có nguy cơ bị tê liệt, mù, mất trí nhớ hoặc thậm chí đã mất cảm giác trên cơ thể…

Đối với các phụ nữ mang thai thì giang mai giai đoạn 2 cũng có thể gây nên tình trạng thai chết lưu hay thai nhi chậm phát triển. Thậm chí các vết thương giang mai cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

Phải làm gì khi bị giang mai giai đoạn 2? 2 Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân lây nhiễm giang mai

Cần làm gì khi bị giang mai giai đoạn 2

Ngay khi phát hiện bản thân mình bị mắc giang mai giai đoạn 2 thì các bạn hãy nhanh chóng di chuyển ngay tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Thông thường các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh thực tế và sức khỏe của bệnh nhân cùng các thông tin trong khám trước đó để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Trong trường hợp người bệnh đã xuất hiện các vết săng giang mai trên da các bác sĩ sẽ có thể lấy bệnh phẩm rồi soi kính hiển vi để xác định bản chất của bệnh cũng như tình trạng diễn biến của bệnh giang mai. Ngoài ra giang mai giai đoạn 2 cũng có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu, phản ứng của huyết tương nhanh (rapid plasma reagin - RPR) đối với kháng nguyên giang mai.

Phải làm gì khi bị giang mai giai đoạn 2? 3 Cần nhanh chóng di chuyển tới các cơ sở y tế để khám khi nghi ngờ mắc giang mai

Người bệnh mắc bệnh giang mai nói chung cũng như người đã mắc giang mai giai đoạn 2 nói riêng cũng cần có ý thức phòng ngừa, tránh lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh. Nên chủ động thường xuyên đi kiểm tra tình trạng bệnh, luôn luôn quan hệ tình dục an toàn, không sử dụng chung đồ vật với những người xung quanh.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi liên quan tới căn bệnh giang mai giai đoạn 2. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích về căn bệnh giang mai.

Thu Hòa

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm