Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thông thường, rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng từ 7 - 10 ngày sau khi sinh. Tuy nhiên, có một số trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mủ thì mẹ cần thận trọng vì đây là dấu hiệu cho thấy rốn của trẻ đã bị viêm nhiễm.
Rốn trẻ sơ sinh có mủ là trường hợp khá thường gặp khi bố mẹ không cẩn thận trong việc vệ sinh rốn cho bé. Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như làm gì khi rốn trẻ sơ sinh có mủ sẽ giúp các mẹ chủ động hơn trong trường hợp rốn của bé nhà mình có mủ.
Ở trong bụng mẹ, rốn trẻ sơ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng của người mẹ. Sau khi chào đời, rốn trẻ sơ sinh sẽ cần một khoảng thời gian để rụng và lành lại.
Rụng rốn là một hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mủ trắng hay mủ vàng thì mẹ cần thận trọng vì đây chính là dấu hiệu viêm nhiễm rốn.
Khi bị viêm nhiễm, ngoài dấu hiệu rốn trẻ sơ sinh có mủ thì mẹ còn thấy một số dấu hiệu khác như sưng phù, tấy đỏ vùng da xung quanh hoặc chảy máu trong rốn.
Vì rốn liên thông với các mạch màu nên bất kỳ tổn thương nào ở đây cũng sẽ tác động tiêu cực tới máu cũng như các bộ phận bên trong cơ thể của trẻ sơ sinh. Tình trạng nhiễm trùng vốn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như uốn ván rốn, nhiễm trùng máu,... Đặc biệt, nhiễm trùng máu là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh.
Rốn trẻ sơ sinh có mủ là tình trạng cuống rốn của trẻ bị viêm nhiễm do vi trùng sinh mủ gây nên. Tình trạng này thường được gây nên do một số nguyên nhân phổ biến như:
Bất kỳ điều gì làm rốn của trẻ bị ẩm ướt, không thoát ẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nhiễm phát triển đều là nguyên nhân làm cho rốn trẻ sơ sinh có mủ.
Khi phát hiện rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng hoặc chưa rụng thì bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Bởi vì qua thăm khám trực tiếp bác sĩ mới chẩn đoán bệnh và điều trị chính xác, kịp thời được.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc rốn cũng nắm vai trò quyết định trực tiếp đến sức khỏe của bé. Thế nên, các bậc phụ huynh cần phải cẩn thận hơn trong cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh có mủ, chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây trong quá trình chăm sóc rốn trẻ sơ sinh có mủ phải làm sao:
Rốn trẻ sơ sinh có mủ là tình trạng báo động về sức khỏe của bé. Vậy nên, ngay khi phát hiện cần có cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh có mủ để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bố mẹ cách chăm sóc rốn cho con hợp lý.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.