Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phân biệt những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em

Ngày 27/04/2022
Kích thước chữ

Cận thị ở trẻ cũng chia thành nhiều loại, vì thế hãy cùng tìm hiểu các phân biệt những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em để có hướng xử lý phù hợp.

Hiện nay, tình trạng trẻ em mắc tật khúc xạ ngày càng tăng cao, trong đó cận thị là phổ biến nhất, khiến trẻ chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn vật ở xa. Theo những thống kê ban đầu, tỷ lệ cận thị ở trẻ em nước ta khá cao, khoảng 20 - 60% tùy theo độ tuổi. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em qua bài viết sau, để phát hiện sớm và đưa trẻ đi điều trị kịp thời.

Cận thị học đường

Phân biệt những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em 1 Trẻ cúi sát khi đọc sách là dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em

Đây là loại cận thị phổ biến nhất, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em từ 10 đến 18 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến cận thị ở trẻ có thể là do việc sử dụng điện thoại, xem tivi quá nhiều. Tư thế ngồi học, xem tivi không đúng cách, hoặc do học tập trong môi trường ít ánh sáng. Một số trường hợp trẻ mắc cận thị là do bẩm sinh hoặc di truyền.

Triệu chứng cận thị ở trẻ em thường gặp như:

  • Nhìn mờ khi nhìn vào vật thể ở xa, vì thế khi xem tivi trẻ phải lại gần mới xem được.
  • Bài tập của trẻ hay bị viết sai, lý do là trẻ nhìn không rõ bảng - điều này cũng gián tiếp làm cho kết quả học tập bị sa sút
  • Hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ, đặc biệt là khi đọc sách. Nguyên nhân là khi bị cận thị, trẻ thường xuyên cảm thấy mỏi mắt, nhức đầu cho mắt phải điều tiết nhiều. Thế nên nếu mẹ thấy trẻ hay cúi gần nhìn sách, hoặc dụi mắt, nheo mắt liên tục thì đây có thể là dấu hiệu bị cận thị ở trẻ.
  • Trẻ tự nhiên bị nhạy cảm với ánh sáng, thường xuyên bị chảy nước mắt.
  • Thường xuyên phải nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa.

Cận thị giả

Phân biệt những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em 2 Hãy cẩn thận với những triệu chứng của cận thị giả

Cận thị giả là do việc hoạt động mắt với tần độ cao, có thể là sau một đợt ôn tập thi cử căng thẳng. Những triệu chứng ban đầu của cận thị giả cũng gần tương tự như cận thị như:

  • Mắt nhìn kém hẳn, đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc.
  • Đôi lúc cảm thấy mỏi mắt, nhức đầu hay chảy nước mắt.

Khi bị cận thị giả hay cận thị tạm thời, nếu đeo thử kính cận của người khác thấy sáng hơn. Tuy nhiên nếu đeo liên tục trong 1 - 2 tuần sẽ thấy mỏi mắt, nhức mắt đau đầu và nhìn mọi thứ dần mờ đi. Bởi vì nguyên nhân gây cận thị giả thực chất là do mắt gia tăng điều tiết khiến tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời, tuy nhiên mắt sẽ hồi phục tầm nhìn sau một thời gian.

Với những trường hợp cận thị giả, nếu được thăm khám kịp thời thì chỉ cần nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp chế độ ăn uống bồi bổ dinh dưỡng, cho mắt nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp mắt trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu không đến bác sĩ mà tự ý đi đo độ cắt kính cho trẻ, trong khi nhân viên ở đây chỉ là kỹ thuật viên, không đủ chuyên môn để phân biệt là cận thị giả hay thật, chắc chắn sẽ khiến bé bị đeo kính không đúng độ. Điều này sẽ khiến bé bị cận thị thật, mắt tăng độ nhanh và nhiều hệ quả nguy hiểm cho mắt khác.

Quáng gà

Quáng gà hay còn gọi là cận thị ban đêm. Những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em khi ở dạng quáng gà cũng rất dễ nhận biết, ví dụ như:

  • Mắt nhìn kém, mờ, không rõ vào ban đêm, trong khí buổi sáng vẫn nhìn rõ bình thường.
  • Khó nhìn trong môi trường có ánh sáng yếu. Đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng, trẻ rất dễ bị vấp ngã, va vào các đồ vật do thị lực giảm sút.
  • Ban đêm, khi đi đứng hoặc cầm nắm đồ vật dễ bị loạng choạng, đôi khi sẽ làm vỡ đồ đạc trong nhà.

Phân biệt những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em 3 Quáng gà là tình trạng nhìn kém trong điều kiện ánh sáng kém

Những triệu chứng này tương đối giống với tình trạng những con gà khi chập choạng tối sẽ về chuồng, nếu không đến lúc trời tối chúng sẽ không thấy đường nữa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên quáng gà, trong một số trường hợp trẻ sẽ cần đeo kính để cải thiện thị lực. Tuy nhiên nếu trẻ bị quáng gà cho thiếu hụt vitamin, thì trẻ chỉ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là vitamin A và hạn chế sử dụng các thiết bị di động thì sau một thời gian tình trạng sẽ được cải thiện.

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra thị lực. Sau đó hãy liệt kê những biểu hiện thường gặp của trẻ để bác sĩ xác định đúng bệnh này. Tùy thuộc vào dạng cận thị của trẻ mà bác sĩ sẽ kê thuốc hoặc chỉ định các loại kính thuốc phù hợp. Ngoài ra, việc phát hiện sớm những bất thường ở mắt sẽ khiến trẻ được điều trị và bồi bổ tốt hơn, giúp giảm bớt nguy cơ cận nặng hoặc xảy ra chứng loạn thị.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin