Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Những phản ứng có thể gặp của trẻ sau khi tiêm vắc xin ngừa phế cầu

Ngày 09/11/2023
Kích thước chữ

Sốt, sưng đỏ tại vị trí tiêm, mệt mỏi, chán ăn... đều có thể là những phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu. Hãy cùng tìm hiểu để cha mẹ có thể theo dõi các dấu hiệu và xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bé sau khi tiêm phế cầu.

Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn sẽ kích thích cơ thể trẻ để tạo được miễn dịch đặc hiệu nhằm phòng ngừa nhiễm và lây nhiễm bệnh do phế cầu gây nên. Tuy nhiên, có thể những phản ứng trong quá trình tạo miễn dịch đặc hiệu đó làm xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng như sốt, sưng, đau nóng, đỏ tại chỗ tiêm, hay chán ăn, mệt mỏi... Phụ huynh nên lưu ý theo dõi, quan sát tất cả các dấu hiệu, triệu chứng, phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu nhằm phát hiện và có hướng xử trí kịp thời, hiệu quả nhất, để đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho bé yêu của mình.

Vắc xin phế cầu có tác dụng gì?

Theo dữ liệu từ Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (U.S CDC), mỗi năm có gần 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới tử vong do các biến chứng của viêm phổi và phế cầu khuẩn. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm phổi và các nguy cơ đe dọa tính mạng khác ở trẻ nhỏ.

Để đối mặt với những ảnh hưởng nguy hiểm của phế cầu khuẩn, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu cực kỳ quan trọng và cần thiết. Vắc xin phế cầu giúp cơ thể tạo được miễn dịch đặc hiệu, ngăn ngừa nhiễm và lây truyền phế cầu khuẩn - nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm.

Phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu
Vắc xin phế cầu kích thích hệ miễn dịch ngăn ngừa tác nhân gây bệnh viêm phổi

Vắc xin phòng phế cầu khuẩn Synflorix được sử dụng cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi, với lịch tiêm được điều chỉnh dựa trên độ tuổi và thời điểm bắt đầu tiêm mũi vắc xin Synflorix đầu tiên. Việc tiêm vắc xin Synflorix đúng và đủ lịch giúp trẻ tự bảo vệ sớm trước sự xâm nhập và gây bệnh của phế cầu khuẩn.

Tuy nhiên, có những trường hợp trì hoãn tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn như khi trẻ đang mắc bệnh lý cấp tính hoặc có triệu chứng sốt cao, mắc các bệnh mãn tính mà chưa được điều trị ổn định... Ngoài ra, nếu trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin thì không được tiêm.

Vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn cũng có thể gây ra một số phản ứng sau tiêm như sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm, quấy khóc, chán ăn. Trong một số rất ít trường hợp có thể xuất hiện tiêu chảy, nổi ban, tụ máu tại nơi tiêm và sốt cao. Rất hiếm các bé có các triệu chứng nặng như mày đay nhanh và diện rộng, co giật, khó thở, tím tái, li bì,... trong những trường hợp đó, phụ huynh cần đưa ngay bé tới cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, xử trí kịp thời và tốt nhất. 

Phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu

Mọi loại vắc xin phòng bệnh khi được tiêm vào cơ thể có thể gây ra các phản ứng khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa của từng người. Vắc xin phòng bệnh phế cầu cũng có thể có những phản ứng sau khi tiêm.

Sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu

Sốt thường được coi là một phản ứng phổ biến của cơ thể sau khi tiêm vắc xin, là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với quá trình sinh miễn dịch đặc hiệu của vắc xin đó. Thời gian phản ứng sốt thông thường diễn ra trong 24 giờ đầu sau tiêm. Nếu bé sốt hơn 24 giờ, chúng ta cần xem lại căn nguyên gây sốt khác. 

Phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu 1
Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu

Khi trẻ có sốt sau tiêm vắc xin Synflorix, cha mẹ cho trẻ mặc đồ thoáng mát và bổ sung thêm thực phẩm giàu dinh dưỡng, tăng cường cho bé bú... Nếu phản ứng sốt kéo dài hoặc xuất hiện các triệu chứng nặng như co giật, quấy khóc, tím tái, khó thở, lơ mơ... thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay cơ sở y tế gần nhà nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời một cách tốt nhất.

Một số phản ứng khác có thể xảy ra

Ngoài sốt, sau khi tiêm vắc xin phế cầu trẻ cũng có thể gặp một số phản ứng khác như chán ăn, sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm, chóng mặt, mệt mỏi...

Một hiện tượng khác là chai cứng tại vị trí tiêm, chiếm tỉ lệ khoảng từ 1 – 10%. Nếu có sốt > 39oC khi đo nhiệt độ hậu môn (trẻ < 2 tuổi), sốt ≥ 38oC khi đo nhiệt độ hậu môn (trẻ 2 - 5 tuổi), cần lưu ý và theo dõi thêm.

Các triệu chứng hiếm gặp khác có thể bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, dị ứng, viêm da, phát ban, và cần được theo dõi và xử lý khi cần thiết.

Lưu ý giảm thiểu phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu

Để giảm thiểu khả năng xảy ra phản ứng sau khi tiêm chủng vắc xin phế cầu, cũng như nhanh chóng giảm các phản ứng khi chúng xuất hiện, cha mẹ cần chú ý đặc biệt đến những điều sau:

  • Hoãn tiêm chủng vắc xin nếu trẻ đang có sốt cao, bệnh nặng hoặc sức khỏe không ổn định. Việc tiêm vắc xin phế cầu chỉ nên được thực hiện khi trẻ hồi phục hoàn toàn.
  • Vắc xin phòng phế cầu chỉ nên được tiêm vào bắp, vị trí thích hợp là mặt trước bên của đùi ở trẻ nhỏ và cơ delta cánh tay ở trẻ lớn, không được sử dụng theo đường dưới da hay tiêm tĩnh mạch.
  • Nếu trẻ có biểu hiện giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng đông máu, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm chủng.
  • Vắc xin Synflorix của Bỉ không thay thế được cho vắc xin đặc chủng phòng bệnh bạch hầu, uốn ván.
  • Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiêm chủng đối với trẻ có hệ miễn dịch suy giảm hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Chú ý đến lịch tiêm chủng của trẻ, đảm bảo tuân thủ đúng phác đồ và thời gian quy định.
  • Không trộn lẫn vắc xin phòng bệnh phế cầu với các loại vắc xin khác để tiêm. Điều này giúp tránh tình trạng không mong muốn do tương tác giữa các loại vắc xin.
phan-ung-cua-tre-sau-khi-tiem-phe-cau 3.jpg
Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm chủng.

Tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu, chúng tôi tự hào là điểm đến đáng tin cậy, tiên phong cung cấp những loại vắc xin thế hệ mới nhất từ những nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới giúp trẻ nhận được bảo vệ tối ưu trước những rủi ro sức khỏe. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, sự linh hoạt và thuận tiện là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo mọi gia đình đều có cơ hội tiếp cận với Vắc xin, bảo vệ toàn diện cho sức khỏe của toàn dân.

Xem thêm:

Đã chích 5 trong 1 có cần chích synflorix không?

Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩNguyễn Văn My

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội và hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêm chủng Vắc xin: Nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn,... Đặc biệt là lĩnh vực xử trí các phản ứng sau tiêm.

Xem thêm thông tin