Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Phát triển tâm lý trẻ 7 tuổi như thế nào và lời khuyên dành cho bố mẹ

Ngày 29/03/2023
Kích thước chữ

Bé con nhà bạn đang bước vào những năm đầu của bậc tiểu học, làm quen với một môi trường mới có thầy cô và bạn bè. Các bậc phụ huynh có để ý thấy tâm lý trẻ 7 tuổi dần có những chuyển biến vượt bậc so với trước? Cha mẹ đã biết cần chuẩn bị những gì để đồng hành cùng con ở độ tuổi này chưa?

Ở mỗi độ tuổi thì sự phát triển về tâm sinh lý của trẻ đều có bước chuyển khác nhau. Tâm lý trẻ 7 tuổi bắt đầu có sự trưởng thành trong suy nghĩ, hơn hẳn khi trẻ mới bước vào lớp 1. Ở giai đoạn này, trẻ dần hình thành ý thức cá nhân và chú ý hơn đến tính kỷ luật.

Các đặc điểm tâm lý trẻ 7 tuổi

Những năm đầu đi học là lúc trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và tư duy thay vì các kỹ năng vận động. Ở độ tuổi này, trên cơ sở tất cả các kỹ năng đã được hình thành trước đó, cha mẹ có thể kỳ vọng vào những thay đổi rõ rệt trong tâm lý của trẻ, hướng đến sự độc lập hơn và thúc đẩy sự phát triển trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ).

Phát triển tâm lý trẻ 7 tuổi như thế nào? Lời khuyên dành cho bố mẹ 1Những năm đầu đi học là lúc trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và tư duy

Một số đặc điểm tâm lý của trẻ 7 tuổi: 

Tò mò và thích đặt câu hỏi

Hầu hết trẻ 7 tuổi đều tỏ ra ham học hỏi, tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Trẻ 7 tuổi được ví như nhà khoa học nhí hay phi hành gia đang tìm kiếm những điều thú vị về không gian, vũ trụ. Trẻ em ở độ tuổi này thích đặt câu hỏi cho cha mẹ và những người khác để thỏa mãn trí tò mò của chúng. Ví dụ như tại sao bầu trời có màu xanh, tại sao gió lại thổi, tại sao cây cối đung đưa hay trẻ con được sinh ra như thế nào…

Phát triển tính cách và tự nhận thức

Đặc điểm nổi bật trong tâm lý trẻ 7 tuổi là sự phát triển rõ nét về tư duy, suy nghĩ, đặc biệt là sự hình thành nhân cách, cũng như nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh.

Thích chơi một mình

Mặc dù cũng có nhiều trẻ thích chơi với bạn, nhưng tâm lý của trẻ 7 tuổi đang thay đổi và chúng có thể thích chơi, đọc sách hoặc dành thời gian một mình hơn. Trẻ dần suy nghĩ, chú ý đến lời nói của cha mẹ và những người xung quanh. Thời gian ở một mình giúp trẻ phát triển nhận thức về bản thân và các mối quan hệ với người khác.

Thích tranh luận với bạn bè

Trẻ 7 tuổi độc lập về suy nghĩ và khả năng nói dần hoàn thiện. Vì vậy, điểm khác biệt trong tâm lý của trẻ 7 tuổi là các bé thích tranh luận với bạn bè hơn là tranh giành đồ chơi như khi còn nhỏ. Tất nhiên, có nhiều lúc trẻ giận nhau, nhưng khi điều đó xảy ra, điều tốt nhất nên làm là trở thành một “quân sư” và giúp các bé hòa giải với nhau.

Phát triển mối quan hệ xã hội

Ở tuổi đi học, trẻ em bắt đầu mở rộng tầm nhìn về thế giới xung quanh cũng như mở rộng các mối quan hệ với những người khác. Trẻ dần trở nên thân thiết với bạn bè và có xu hướng chia sẻ với thầy cô nhiều hơn là với cha mẹ. Nói cách khác, đây là khoảng thời gian để trẻ mở rộng các mối quan hệ, gặp gỡ, học hỏi và phát triển.

Phát triển ngôn ngữ và tư duy

Sau một năm đi học, trẻ 7 tuổi có thể thêm vào vốn từ vựng của mình hàng ngàn hoặc hàng triệu từ. Đồng thời khả năng đọc cũng phát triển hơn. Cùng với đó, tư duy logic, khả năng suy nghĩ, suy luận và tư duy phản biện cũng được phát triển. Bất cứ khi nào có thể, cha mẹ nên phát triển kỹ năng đọc và thảo luận cho con ở độ tuổi này.

Phát triển tâm lý trẻ 7 tuổi như thế nào? Lời khuyên dành cho bố mẹ 2Điểm khác biệt trong tâm lý trẻ 7 tuổi là các bé thích tranh luận với bạn bè

Những thách thức và vấn đề tâm lý của trẻ 7 tuổi

Mặc dù trẻ 7 tuổi đã phát triển rất nhiều về khả năng tư duy, ngôn ngữ và xã hội hóa, tuy nhiên vẫn có một số thách thức và vấn đề tâm lý mà các em đang phải đối mặt, bao gồm: 

  • Áp lực học tập: Trẻ 7 tuổi bắt đầu đi học chính thức và phải đối mặt với áp lực học tập, đặc biệt là trong các môn học như tiếng Việt, toán học… 
  • Cảm giác tự ti và bị bỏ rơi: Trẻ 7 tuổi có thể bị cảm giác tự ti và sợ bị bỏ rơi, đặc biệt là khi gặp những người mới hoặc trong những tình huống mới. 
  • Đối mặt với khó khăn trong quan hệ xã hội: Trẻ 7 tuổi đang phát triển khả năng xã hội hóa và tạo mối quan hệ bạn bè, tuy nhiên vẫn có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết xung đột với bạn bè hoặc tìm kiếm sự chấp nhận của nhóm. 
  • Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc: Trẻ 7 tuổi đang phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc, tuy nhiên vẫn có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết cảm xúc phức tạp và xử lý tình huống khó khăn. 
  • Vấn đề về an toàn: Trẻ 7 tuổi có thể dễ dàng bị lạc hoặc gặp nguy hiểm khi tham gia các hoạt động thể chất hoặc di chuyển độc lập. 
  • Áp lực từ phương tiện truyền thông và truyền thông xã hội: Trẻ 7 tuổi hiện nay thường xuyên tiếp xúc với phương tiện truyền thông và mạng xã hội, điều này có thể tạo ra áp lực trong việc thiết lập kỳ vọng và sự so sánh với người khác. Thậm chí, một số trẻ có thể có các triệu chứng của nghiện mạng xã hội.
Phát triển tâm lý trẻ 7 tuổi như thế nào? Lời khuyên dành cho bố mẹ 3Trẻ 7 tuổi hiện nay thường xuyên tiếp xúc với phương tiện truyền thông và mạng xã hội

Cách giúp trẻ 7 tuổi phát triển tốt về mặt tâm lý

Với những bước phát triển đặc biệt trong tâm lý trẻ 7 tuổi, dưới đây là lời khuyên nuôi dạy con hữu ích dành cho các bậc cha mẹ:

Rèn kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Mặc dù vẫn cần sự nhắc nhở từ bố mẹ nhưng khi lên 7 tuổi, trẻ cần phải tự giác trong duy trì thói quen tự vệ sinh cá nhân như. Đồng thời với xu hướng thích độc lập, trẻ ở độ tuổi này cũng rất hứng thú khi được bố mẹ hướng dẫn một số việc tự chăm sóc mình, chẳng hạn như tự gấp đồ, tự dọn dẹp bàn học của mình… Lúc này, bố mẹ cần kiên nhẫn và thật nhẹ nhàng để chỉ dạy cho con nhé!

Giúp bé học cách sống yêu thương 

Hầu hết trẻ em 7 tuổi đã có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để biết cách suy nghĩ và phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai. Do đó, đây là thời điểm thích hợp nhất để bố mẹ tạo cho con một môi trường phát triển đạo đức tốt nhất. Hãy dạy cho con cách yêu thương mọi người thông qua những việc làm từ thiện nho nhỏ hay rèn luyện cho con ý thức bảo vệ môi trường bằng cách không xả rác bừa bãi ra đường, không bẻ hoa hay cây xanh…

Khuyến khích trẻ học tập

Với tâm lý ham khám phá và học hỏi, cùng với sự phát triển một số kỹ năng như đọc, nói và làm toán, bố mẹ có thể lồng ghép những kỹ năng này vào đời sống hằng ngày cho các bé 7 tuổi. Từ đó, biến các bài học trên lớp trở nên gần gũi với con hơn.

Ví dụ như: Học tính toán khi đi chợ hay làm các bài toán nhỏ khi vào bếp. Đây cũng là một cách giúp cha mẹ xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với con.

Phát triển tâm lý trẻ 7 tuổi như thế nào? Lời khuyên dành cho bố mẹ 4Cha mẹ cần khuyến khích trẻ 7 tuổi học tập qua nhiều cách khác nhau

Tham gia các hoạt động thể thao

Ở độ tuổi này, ngoài sự phát triển về tâm lý, sự phát triển về thể chất và các kỹ năng vận động cũng rất quan trọng. Đến 7 tuổi, hầu hết trẻ em đã phát triển đầy đủ khả năng phối hợp và thăng bằng. Vì vậy cha mẹ có thể cùng con chơi các môn thể thao phức tạp hơn như bóng chuyền, bóng rổ, nhảy dây và các môn thể thao trí tuệ như cờ vua, cờ tướng...

Sự phát triển tâm lý trẻ 7 tuổi được coi là cột mốc quan trọng cho sự tự nhận thức, phát triển tư duy và phát hiện tài năng của trẻ. Hy vọng bài viết này của Nhà Thuốc Long Châu đã giúp cha mẹ chuẩn bị hành trang vững vàng cho con khôn lớn!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin