Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Năm 1912, thuật ngữ IQ được ra đời đầu tiên bởi nhà tâm lý học nổi tiếng tên là William Stern, với tên tiếng Đức là Intelligenzquotient. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, chỉ số IQ chưa có sự phát triển mạnh mẽ như bây giờ. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem IQ là gì và ý nghĩa của chỉ số IQ thông qua bài viết này nhé!
Kể từ sau năm 1912, khái niệm IQ bắt đầu được ra mắt rộng với công chúng lần đầu vào cuối thế kỷ XIX. Thuật ngữ có mặt trong quyển sách có tên là Hereditary Genius – chuyên nghiên cứu về trí tuệ của con người. Khi đó, nhà khoa học người Anh tên là Francis Galton đã giới thiệu chi tiết và đầy đủ sự hiểu biết của riêng ông về chỉ số IQ.
Tuy nhiên, ngoài chỉ số IQ, còn rất nhiều các chỉ số khác nhau mang các ý nghĩa đặc trưng như chỉ số SI – Social Intelligence có nghĩa là trí thông minh xã hội, SQ – Spiritual Quotient có nghĩa là trí thông minh tâm linh, CQ - Cultural Quotient có ý nghĩa là chỉ số trí tuệ văn hóa và AQ – Adversity Quotient có nghĩa là chỉ số vượt khó… Bài viết này, chúng tôi sẽ xoay quanh chủ đề chỉ số IQ là gì và ý nghĩa của chỉ số IQ gửi đến quý độc giả.
Chỉ số IQ là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh đầy đủ là Intelligent Quotient, hay còn được gọi là chỉ số thông minh của con người. Chỉ số IQ được xem là thước đo khả năng xử lý tình huống, khả năng tư duy phản biện đồng thời là sự nhạy bén trong suy nghĩ của một cá nhân con người.
Những người sở hữu chỉ số IQ càng cao, cho thấy họ có khả năng xử lý tình huống tốt, khả năng phản xạ và phân tích thông tin rất nhanh nhạy, khả năng tư duy ở mức vượt trội. Đồng thời họ có thể ghi nhớ và phân tích mọi vấn đề trong thời gian ngắn hơn so với người khác. Đặc biệt đối với trẻ em, vì não chưa phát triển toàn diện, nên tại giai đoạn này sẽ rất dễ dàng điều chỉnh chỉ số IQ cho bé.
Do chỉ số IQ là chỉ số biểu hiện khả năng tư duy, nhạy bén của con người. Theo đó, tư duy lại là một kỹ năng rất cần thiết, có tính ứng dụng cao mà mỗi chúng ta đều cần phải có. Khi chỉ số IQ cao, bạn dễ dàng vận dụng chỉ số IQ sẵn có vào công việc để có thể phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề một cách tích cực và mang lại đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Theo các chuyên gia cho biết, hơn một nửa những kỹ năng cần thiết cho một nhân viên khi đảm nhiệm bất cứ công việc nào đều có liên quan mật thiết đến chỉ số IQ của họ, chẳng hạn như kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết các vấn đề và kỹ năng ra quyết định...
Quan trọng hơn, chỉ số IQ cũng quyết định phần nào sự thành công nhất định của con người. Một người có chỉ số IQ cao sẽ dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp hơn so với người khác. Họ có thể đóng góp nhiều ý tưởng hữu ích trong môi trường làm việc đồng thời thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển theo. Hơn thế nữa, những người có chỉ số IQ cao thường có tầm nhìn khác hẳn những người còn lại, họ sẽ có cái nhìn khác về vấn đề sức khỏe và cách nhìn nhận cuộc sống, từ đó họ khỏe mạnh, hạnh phúc hơn và biết điều gì là tốt cho bản thân và gia đình hơn.
Theo một khảo sát khác cho thấy, chỉ số IQ của vợ và chỉ số IQ chồng có mối liên quan đến hạnh phúc hôn nhân gia đình. Khi vợ chồng có chỉ số IQ tương tự hoặc gần bằng nhau, họ thường trở nên hòa hợp và ăn ý hơn so với những cặp vợ chồng có chỉ số IQ quá chênh lệch. Do đó, có thể nói chỉ số IQ đóng một vai trò quan trọng nhất định trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.
Không những thế, những cặp vợ chồng có chỉ số IQ cao tương đồng cao cao giống nhau có thể hướng dẫn, đào tạo cho những đứa con của họ cũng có chỉ số IQ cao trong tương lai – bởi trẻ nhỏ hoàn toàn có thể điều chỉnh chỉ số IQ thông qua cách giáo dục từ bé.
Chỉ số IQ được quyết định không chỉ ở những yếu tố chủ quan, mà còn có thể điều chỉnh và phát triển bởi các yếu tố khách quan như sau:
Chỉ số IQ có thể ảnh hưởng do di truyền. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ba mẹ có chỉ số IQ cao, cao vượt trội cho thấy con cái của họ cũng sẽ được thừa hưởng chỉ số tương tự. Tuy nhiên, ngoài ba mẹ, chỉ số IQ của những đứa trẻ còn có thể bị ảnh hưởng bởi những người có chung huyết thống.
Theo các nghiên cứu khác cho biết, khi những đứa trẻ chưa trưởng thành, khi bộ não chưa phát triển hoàn thiện, thời điểm này, chúng ta vẫn có thể giúp trẻ phát triển chỉ số IQ thông qua hình thức giáo dục. Những đứa trẻ có phương pháp giáo dục tốt, khoa học, được đầu tư tiếp xúc với những chữ cái, các con số từ nhỏ sẽ có chỉ số IQ cao hơn so với những người cùng lứa tuổi.
Nghe có vẻ xa lạ, tuy nhiên chỉ số IQ hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi trọng lượng của cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu cho biết, những người có cân nặng cao hơn 20% so với cân nặng thông thường sẽ có khả năng tiếp thu về thị giác và thính giác kém hơn đồng nghĩa với việc họ sẽ có chỉ số IQ thấp hơn. Nguyên nhân là do tình trạng thừa cân béo phì khiến các dây thần kinh bị chèn ép và không phát triển bình thường. Bên cạnh thừa cân béo phì, những người bị suy dinh dưỡng cũng là một vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chỉ số IQ của họ.
Thực tế đã cho thấy, những người sống trong hoàn cảnh thiếu thốn về tinh thần thường có chỉ số IQ thấp hơn so với những người có tinh thần thoải mái. Theo số liệu khảo sát cho thấy, trẻ em trong những trại trẻ mô côi, cô nhi viện, những trẻ không nhận được đầy đủ tình yêu thương của ông bà và cha mẹ, bị thiếu thốn tình thương thường có chỉ số IQ thấp hơn những trẻ được yêu thương và sống trong môi trường thoải mái, từ đó ảnh hưởng đến cách nhận thức cuộc sống cũng như tâm lý sau này.
Bạn vừa xem qua bài viết về IQ là gì và ý nghĩa của chỉ số IQ. Hi vọng những thông tin về chỉ số IQ trong bài viết này sẽ làm hài lòng quý độc giả. Chỉ số IQ có ý nghĩa và có tầm quan trọng nhất định trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù bạn có chỉ số cao hay thấp, chỉ cần bạn hài lòng với hiện tại, sống có ích cho xã hội và suy nghĩ lạc quan thì những điều may mắn cũng sẽ đến với bạn!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.