Sở hữu một đôi mắt to tròn, long lanh là ao ước của những chị em phụ nữ thế kỷ 21. Đó là một trong những chuẩn mực hàng đầu về vẻ đẹp của đôi mắt. Vì người châu Á có đặc trưng là đôi mắt nhỏ nên các can thiệp thẩm mỹ về đôi mắt lại được nhiều người quan tâm. Quy trình của phẫu thuật mở góc mắt như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Phẫu thuật mở góc mắt là gì?
Mở góc mắt dù chỉ là một thủ thuật nhưng bạn vẫn cần đến cơ sở y tế thực hiện để được bác sĩ có chuyên môn cao. Bạn tuyệt đối không được đến các spa làm đẹp để tránh nguy cơ gặp phải biến chứng.
Mở góc mắt là một tiểu phẫu nhỏ làm đẹp đôi mắt
Mở góc mắt là giải pháp cho những người có đôi mắt nhỏ, tầm nhìn hẹp. Khuôn mặt của họ sẽ trông thiếu sức sống, tầm nhìn lại bị hạn chế. Cuộc phẫu thuật là giải pháp hoàn hảo đem đến cho bạn một đôi mắt cân đối, to về chiều dài, chiều rộng lẫn chiều sâu.
Vậy thực hư việc mở góc mắt là gì? Đó chính là sự kết hợp giữa kỹ thuật cắt bỏ da dư 2 bên khóe mắt, thay đổi chiều dài mi mắt, mở rộng góc mắt trong hoặc ngoài để đôi mắt được to tròn một cách tự nhiên.
Có 2 cách mở góc mắt:
Mở góc mắt trong
Khóe mắt trong có vị trí nằm gần sống mũi với phần da căng ngang hay còn gọi là nếp rẻ quạt. Nếu nếp rẻ quạt này phát triển nhiều thì chiều dài mắt sẽ thu hẹp lại, khoảng cách của mắt xa hơn.
Kỹ thuật tạo khóe mắt trong nghĩa là bác sĩ sẽ cắt khóe mắt trong. Một đường rạch nhỏ ở vùng mí mắt được tạo ra để cắt bỏ da chùng ở vùng tam giác nơi góc mắt. Cuối cùng, bác sĩ điều chỉnh tuyến lệ, dùng chỉ thẩm mỹ khâu lại vết thương.
Mở rộng góc mắt ngoài
Mở góc mắt ngoài có công dụng xử lý được khuyết điểm khi 2 mắt quá gần nhau. Bác sĩ sẽ can thiệp vào đuôi mắt để điều chỉnh cho mắt được cân đối và hài hòa.
Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ quyết định tạo góc mắt trong hay ngoài. Trong một số trường hợp, bạn sẽ được kết hợp đồng thời cả 2 kỹ thuật.
Trường hợp áp dụng phẫu thuật mở góc mắt
Theo nhận định từ các chuyên gia thẩm mỹ mắt, việc một người có nên phẫu thuật mở góc mắt trong hay ngoài thì còn phù thuộc vào nhu cầu và khuyết điểm của đôi mắt. Các trường hợp nên thực hiện tiểu phẫu mở góc mắt có thể kể đến là:
-
Nếp rẻ quạt bị che lấp nhiều, đuôi mắt xếch khiến cho mắt trông nhỏ hẹp, không cân xứng.
-
Mắt ngắn.
-
Khoảng cách giữa 2 mắt quá rộng hay quá hẹp.
Người sở hữu đôi mắt nhỏ có thể thực hiện phẫu thuật mở góc mắt
Quy trình phẫu thuật mở góc mắt
Cuộc phẫu thuật mở rộng góc mắt được đánh giá là thủ thuật chỉnh mắt toàn diện. Tính hiệu quả thẩm mỹ khá cao, bạn sẽ sở hữu một đôi mắt lanh lợi, to tròn hoàn hảo.
Phẫu thuật tạo góc mắt có quy trình như sau:
Bước 1: Bác sĩ thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, thăm khám trực tiếp trước khi thực hiện phẫu thuật. Bạn sẽ được đánh giá xem nếp rẻ quạt trên mắt là nhiều hay ít, độ sâu rộng của mắt như thế nào. Từ đó, bác sĩ sẽ có cơ sở để chỉ định kỹ thuật mở góc mắt phù hợp nhất.
Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Việc kiểm tra tổng quát về sức khỏe là bước quan trọng nhằm xác định xem bạn có đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật hay không. Những người có bệnh lý như máu khó đông, tim mạch, thần kinh, phụ nữ đang mang thai sẽ không được phép làm phẫu thuật.
Trong trường hợp khách hàng đáp ứng yếu tố sức khỏe, bác sĩ sẽ đánh dấu, đo vẽ tỉ lệ của vùng mí mắt cần can thiệp mở góc mắt. Điều này giúp cho quá trình tạo góc mắt được tiến hành suôn sẻ và chính xác.
Bạn cần được kiểm tra sức khỏe tổng quát trước phẫu thuật mở góc mắt
Bước 3: Sát khuẩn và gây tê vùng mí mắt
Trước khi chính thức phẫu thuật, bạn sẽ được sát khuẩn vùng mí mắt để hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn trong quá trình thực hiện. Kế tiếp, bác sĩ sẽ gây tê để loại bỏ cảm giác đau đớn. Bạn sẽ dễ chịu hơn khi thực hiện phẫu thuật.
Bước 4: Tiến hành phẫu thuật mở góc mắt
Các bước trong quá trình phẫu thuật như sau:
-
Tạo đường rạch nhỏ ở khóe mắt.
-
Loại bỏ phần da dư chùng.
-
Điều chỉnh độ che lấp của nếp rẻ quạt nhằm đưa 2 mắt về vị trí cân đối.
-
Chỉnh dáng mắt, đưa đuôi mắt sang ngang hoặc xuống dưới tùy theo khuyết điểm để giúp đôi mắt được hài hòa.
-
Điều chỉnh tuyến lệ.
-
Khâu vết mổ bằng chỉ thẩm mỹ.
Bước 5: Kết thúc, hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật
Sau cuộc phẫu thuật, bạn sẽ được nghỉ ngơi trong vòng 1 đến 2 tiếng để ổn định vết thương. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc hậu phẫu, hẹn lịch tái khám. Cuối cùng, bạn có thể ra về và sinh hoạt như bình thường.
Mở góc mắt có gây đau không?
Bạn sẽ được gây tê trong quá trình mở góc mắt nên sẽ loại bỏ được cảm giác khó chịu trong quá trình phẫu thuật. Bên cạnh đó, các thao tác “dao kéo” chỉ tác động đến lớp thường bì quanh mắt. Hệ thống dây thần kinh dưới tầng hạ bì không bị đứt đoạn. Vì thế, bạn sẽ tránh được sự đau nhức hay ê ẩm ở khu vực này.
Từ 3 đến 4 giờ sau cuộc phẫu thuật, thuốc tê tan hết, bạn sẽ cảm giác hơi nhức ở vùng da quanh viền mắt. Kèm theo đó là hiện tượng mô da bị căng, khó đóng mở mi mắt như bình thường. Nếu bạn chịu đựng cơn đau kém thì bác sĩ sẽ khuyến khích dùng thuốc giảm đau.
Trong trường hợp viền mắt của bạn có dấu hiệu bị chảy dịch, đau nhức, sưng phù…bất thường, kéo dài trên 7 ngày thì bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và khắc phục kịp thời. Tuy vậy, những trường hợp này đa phần chỉ xuất hiện khi bạn làm đẹp ở cơ sở kém chất lượng hoặc chăm sóc hậu phẫu sai sót.
Phẫu thuật mở góc mắt là kỹ thuật khó. Do đó, bác sĩ phải có kiến thức sâu, tay nghề cao về giải phẫu, sinh lý lành vết thương và thẩm mỹ đôi mắt. Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu thông tin về quy trình, phương pháp và chọn một địa chỉ uy tín để thực hiện phẫu thuật.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp