Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khớp háng là một trong những khớp lớn nhất của cơ thể, bao gồm khối cầu và ổ chảo. Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp sau chấn thương đều là những nguyên nhân thường gặp gây đau khớp háng. Thay khớp háng là phương pháp phẫu thuật được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Vậy phẫu thuật thay khớp háng bao lâu thì đi được là vấn đề người bệnh rất quan tâm khi thực hiện phương pháp này.
Khớp háng có vai trò quan trọng trong việc vận động hàng ngày. Tuy vậy, người lớn tuổi thường dễ bị chấn thương khớp háng và cần tiến hành phẫu thuật thay khớp háng. Hiệu quả của cuộc phẫu thuật và tình trạng phục hồi của cơ thể sẽ quyết định đến việc thay khớp háng bao lâu thì khỏi. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Thay khớp háng bao lâu thì đi được?” qua bài viết này nhé!
Phẫu thuật thay khớp háng (Hip Replacement Surgery) là quy trình cắt bỏ phần khớp háng bị hư hỏng do tổn thương bệnh lý và thay thế bằng khớp nhân tạo. Thông thường, phẫu thuật này được chỉ định khi có tổn thương ở khớp háng mà các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Hiện nay, có hai kỹ thuật được áp dụng là thay khớp háng toàn phần hoặc thay khớp háng bán phần.
Thông thường, việc phẫu thuật khớp háng sẽ giúp giảm cơn đau cho người bệnh, vận động khớp háng được cải thiện để người bệnh trở lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Không phải cứ đau, tổn thương vùng khớp háng thì sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật này không giới hạn về độ tuổi hoặc cân nặng, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người để có thể đưa ra phương pháp chữa trị trị đem lại hiệu quả tốt nhất. Vậy đối tượng nào cần được chỉ định phẫu thuật thay khớp háng?
“Thay khớp háng khi nào đi lại bình thường?” là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi được chỉ định phẫu thuật. Thời gian phục hồi của mỗi người bệnh có thể khác nhau. Nếu sau mổ, người bệnh không gặp vấn đề gì về sức khỏe và không chịu ảnh hưởng nhiều bởi thuốc gây tê, gây mê, biến chứng phẫu thuật… thì có thể tập đứng, đi lại nhẹ nhàng với khung hỗ trợ trong vòng 24 giờ đầu. Việc tập đi sớm sẽ giúp rút ngắn thời gian nằm viện và giảm nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch.
Thời gian phục hồi được chia làm ba giai đoạn:
Như vậy, bệnh nhân có thể chấm dứt cơn đau và hoạt động bình thường trong vòng từ 3-6 tháng, một số trường hợp có thể mất cả 1 năm mới hồi phục hoàn toàn. Lưu ý, hoạt động của người bệnh có thể sẽ không linh hoạt như khớp tự nhiên bình thường, vì vậy cần tránh hoạt động nặng, các bộ môn thể thao cường độ cao hoặc tập yoga với những động tác khó và đặc biệt.
Người bệnh sau khi xuất viện nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra lại xương và bác sĩ sẽ tư vấn chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Sau cuộc phẫu thuật khớp háng, việc phục hồi chức năng nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Tại đây, bác sĩ sẽ theo dõi những dấu hiệu bất thường của bạn sau ca mổ.
Giảm đau: Người bệnh sẽ được tiêm giảm đau và thuốc chống huyết khối tĩnh mạch để tránh nguy cơ tắc mạch chi. Bạn sẽ có cảm giác đau sâu tại vùng bẹn và đau âm ỉ dọc từ vùng đùi kéo dài từ 1 - 3 tháng. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc giảm đau, bạn có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh khoảng từ 15 - 20 phút giúp giảm sưng nề vết mổ. Để giúp lưu thông máu từ tĩnh mạch trở về, người bệnh nên kê cao chân từ 15 - 30 độ khi nằm để hạn chế tình trạng phù nề, chèn ép.
Chăm sóc vết thương: Tránh làm ướt vết thương cho đến khi vết thương lành và khô ráo hoàn toàn. Chỉ khâu hoặc kim khâu nối sẽ được cắt hoặc tháo bỏ trong khoảng 12 - 14 ngày sau phẫu thuật.
Chế độ ăn uống: Chán ăn là tình trạng thường gặp trong vài tuần sau phẫu thuật. Bạn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, kèm theo bổ sung sắt để giúp thúc đẩy quá trình lành mô và hồi phục chức năng cơ. Nên uống thật nhiều nước nhé!
Tập luyện phục hồi chức năng: Tập thể dục là một phần quan trọng trong việc phục hồi khả năng vận động của người bệnh, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau phẫu thuật. Từ 4 - 6 tuần sau mổ, bạn có thể trở lại với hầu hết các hoạt động nhẹ thường ngày. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu khi hoạt động và đặc biệt khi về đêm, nhưng tình trạng này chỉ gặp trong vài tuần nên đừng lo lắng quá nhé!
Bạn có thể bắt đầu với việc tập đi bộ với khung hỗ trợ hay nạng, tiến hành gấp duỗi cổ chân, xoay cổ chân một cách nhẹ nhàng tại giường, vận động khớp gối bằng cách thực hiện kéo gót chân về mông và dựng gối thẳng ở tư thế ngồi. Vào những ngày tiếp theo, bệnh nhân nên luyện tập với các bài tập chuyên dụng giúp hồi phục vận động và sức mạnh khớp háng, có thể nhờ sự hỗ trợ của chuyên viên vật lý trị liệu trong vài tuần.
Tóm lại, phẫu thuật thay khớp háng là phương pháp hiệu quả trong việc phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi thay khớp háng bao lâu thì đi được. Nhà thuốc Long Châu chúc bạn có một cuộc phẫu thuật thành công!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.