Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phòng ngừa tình trạng bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ

Ngày 19/06/2018
Kích thước chữ

Bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ khi sinh ra thường thấp còi, chậm phát triển chiều cao và ảnh hưởng đến não. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách và đầy đủ, trẻ sẽ phục hồi cân nặng và phát triển bình thường.

Bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ khi sinh ra thường thấp còi, chậm phát triển chiều cao và ảnh hưởng đến não. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách và đầy đủ, trẻ sẽ phục hồi cân nặng và phát triển bình thường.

Bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ là gì?

Bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ là do sự phát triển chậm của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Nhưng nếu trẻ sinh ra đủ tháng nhưng cân nặng khi sinh ra dưới 2500g (2,5kg) thì đây là thể suy dinh dưỡng sớm nhất.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ và 6 năm đầu đời não trẻ phát triển mạnh nhất. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ khiến não chậm phát triển, trẻ kém thông minh và nguy cơ cao khi sinh ra sẽ chậm phát triển, suy dinh dưỡng so với các bạn cùng trang lứa.

Phòng ngừa tình trạng bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹBé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ là sự phát triển chậm của thai nhi

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng trong bụng mẹ

Có 4 nguyên chính khiến bé suy dinh dưỡng trong bụng mẹ, tác động trực tiếp đến trí tuệ và thể chất của thai nhi:

  • Độ tuổi của mẹ khi mang thai

Giai đoạn từ 25 đến 30 tuổi là thời kỳ “vàng” mà mẹ nên kết hôn và sinh con. Khi bước sang tuổi 30, cơ thể của mẹ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa. Mẹ sẽ không có đủ dinh dưỡng để nuôi bào thai.

  • Sức khỏe của mẹ

Trong quá trình mang thai, sức khỏe của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Những căn bệnh như cúm, sốt phát ban, các bệnh nhiễm khuẩn cấp cũng có thể gây nên dị tật bẩm sinh cho thai nhi

  • Dinh dưỡng thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mẹ rất quan trọng với sự phát triển của bé. Nếu mẹ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đứa trẻ sinh ra sẽ phát triển toàn diện cả thế chất lẫn trí tuệ.

  • Môi trường làm việc của mẹ

Điều kiện, môi trường làm việc của mẹ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu môi trường làm việc của mẹ nặng nhọc, đầu óc luôn bị căng thẳng, áp lực, ô nhiễm… sẽ tác động tiêu cực đến thai nhi.

Phòng ngừa tình trạng bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ 1Trong quá trình mang thai, sức khỏe của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé

Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai đến sự phát triển của bé

Trẻ không may mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng bào thai thường chậm phát triển chiều cao, suy dinh dưỡng, còi xương… Trẻ chậm phát triển, ít nhanh nhẹn và kém thông minh.

Nếu tình trạng bệnh suy dinh dưỡng tiếp tục kéo dài, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh như tim bẩm sinh, viêm phế quản, viêm phổi…

Chế độ chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng trong bụng mẹ

Bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ nếu được nuôi dưỡng đúng và đầy đủ sẽ phục hồi được cân nặng. Sau đó trẻ sẽ phát triển bình thường.

Do hệ tiêu hóa của bé kém hoàn thiện, mẹ cần hết sức quan tâm đến chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Ngay sau khi sinh ra mẹ phải cho bé bú sớm, bế bé ủ ấm.

Phòng ngừa tình trạng bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ 2Mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng: Mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Hãy cho bé bú ngay sau khi sinh ra, cho bé bú nhiều cữ hơn trẻ bình thường và cho bé bú cả ban đêm. Mẹ chủ động bổ sung dinh dưỡng cho mình để làm nguồn sữa dồi dào.

Chăm sóc tâm lý: Cả nhà nên âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm yêu thương dành cho trẻ. Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò để ổn định và phát triển trí tuệ.

Đối với các bé đến tuổi ăn dặm hay các bé từ 2 tuổi trở lên nhưng vẫn trong tình trạng suy dinh dưỡng, mẹ cần đảm bảo bữa ăn của bé đầy đủ chất. Trẻ suy dinh dưỡng luôn lời ăn vì vậy cần cho ăn nhiều bữa trong ngày. Mẹ hãy thay đổi cách chế biến cho hợp khẩu vị, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Việc chăm sóc các bé có dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh đúng và đầy đủ sẽ giúp trẻ lấy lại cân nặng và phát triển bình thường, mẹ nhé!

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin