Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Phòng tránh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ dậy thì bằng chế độ ăn khoa học 

Ngày 28/05/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tuổi dậy thì là thời điểm trẻ phát triển vượt trội về cân nặng và chiều cao, tuy nhiên do chế độ ăn uống không đúng cách làm xuất hiện tình trạng suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Có trẻ thì biếng ăn và không chịu ăn, trẻ khác lại bị cha mẹ ép ăn quá nhiều làm dư thừa chất. Điều này vô cùng nguy hiểm vì ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và còn gây ra nhiều bệnh khác.

Suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng ngừa và khắc phục bằng cách thiết lập chế độ ăn hàng ngày hợp lý và khoa học. Ăn vừa đủ chất kết hợp với những hoạt động vui chơi và vận động sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện tuổi dậy thì.

Những nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng tuổi dậy thì

Phòng tránh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ dậy thì bằng chế độ ăn khoa họcTrẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi tuổi dậy thì

Hiện nay tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng ngày càng xảy ra phổ biến hơn với những triệu chứng sau:

  • Trẻ biếng ăn, ăn không ngon, khó ngủ.
  • Da xanh xao, chậm tăng cân và tăng chiều cao so với những bạn cùng trang lứa.
  • Thường bị rối loạn đường tiêu hóa và những bệnh lý về nhiễm trùng.
  • Trí nhớ kém, không hoạt bát và linh động.
  • Giảm khả năng chú ý và giải quyết các vấn đề xã hội.

Khi thấy trẻ xuất hiện 1 trong những biểu hiện trên đây trong tuổi dậy thì thì có thể con bạn đang bị suy dinh dưỡng. Những nguyên nhân dẫn đến việc này có thể kể đến như:

  • Rối loạn hormone trong cơ thể khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, dễ mắc những bệnh liên quan đến vi khuẩn, virus khiến cơ thể suy nhược.
  • Tâm sinh lý chưa ổn định, trẻ dễ bị stress hoặc căng thẳng những sự biến đổi của cơ thể làm cho trẻ thấp còi, phát triển chiều cao và cân nặng chậm.
  • Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu chất khiến trẻ xanh xao, trí nhớ kém.
  • Không được ngủ nghỉ đúng giấc, lười vận động khiến cơ thể ốm yếu, không hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ chức năng trong cơ thể của trẻ. Sức khỏe suy yếu, trí thông minh giảm sút, ảnh hưởng đến thị giác và sự phát triển của xương do thiếu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy khi phát hiện những biểu hiện bất thường của trẻ thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Những nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì

Phòng tránh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ dậy thì bằng chế độ ăn khoa họcTrẻ chỉ mê đồ ngọt và từ chối ăn rau xanh

Thừa cân béo phì là tình trạng cân nặng của bé không tương xứng với chiều cao, trẻ phát triển bề ngang nhanh đồng nghĩa với việc lượng mỡ thừa tồn động nhiều ở các vùng trên cơ thể như bụng, tay chân và mặt. Bệnh béo phì không chỉ ảnh hưởng đến những hoạt động hằng ngày của trẻ mà còn làm tăng nguy cơ mắc những bệnh về tim mạch, huyết áp và các rối loạn tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc.

Vì vậy mẹ nên chú ý đến nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì như:

  • Ăn uống quá nhiều đồ ngọt.
  • Những loại bánh ngọt và nước ngọt chứa rất nhiều đường hóa học, và lượng đường này cơ thể không thể hấp thụ hết khiến chúng tích tụ lại gây mỡ trong máu và khiến trọng lượng của trẻ tăng lên nhanh chóng.
  • Trẻ ăn quá nhiều. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì của trẻ, khi trẻ nạp liên tục một lượng thức ăn lớn vào cơ thể mà không kịp tiêu hóa. Trẻ ăn liên tục và khiến cơ thể hình thành 1 thói quen, luôn cảm thấy đói nhất là vào ban đêm.
  • Những đồ ăn vặt có hại như khoai tây chiên, gà rán, bánh snack với nhiều dầu mỡ và muối mặn là tích trữ nước trong cơ thể, khiến trẻ bị thừa cân béo phì.
  • Không vận động thể dục thể thao mà chỉ ngồi lì 1 chỗ chơi game.

Vì sự nặng nề của thân thể nên trẻ trở nên lười vận động và vùi đầu vào chơi game khiến tình trạng béo ngày càng nặng hơn. Từ đó trẻ càng ù lì và thụ động, khả năng giảm béo cũng rơi vào con số không. Để tránh tình trạng này mẹ nên có chế độ ăn uống và tập luyện đầy đủ cho trẻ, vừa hạn chế nguy cơ suy dinh dưỡng và vừa phòng ngừa béo phì hiệu quả.

Cách kiểm soát cân nặng tiêu chuẩn cho trẻ ở tuổi dậy thì

Phòng tránh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ dậy thì bằng chế độ ăn khoa họcThiết lập 1 chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của trẻ

Tạo khẩu phần ăn lành mạnh cho trẻ

Bổ sung những thực phẩm giàu canxi để tốt cho sự phát triển của xương như các sản phẩm từ sữa, rau có màu xanh thẫm, sản phẩm từ đậu tương, cá. Vì vậy nếu trẻ có tăng cân thì chiều cao của trẻ cũng theo kịp.

Dùng những thực phẩm có màu đỏ như thịt, hải sản, trái cây tăng bổ sung kẽm giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu các chất và ăn ngon miệng hơn, từ đó giảm suy dinh dưỡng đáng kể.

Giới hạn thời gian xem tivi và chơi điện tử của bé.

Trẻ tuổi dậy thì phát triển về trí não và thị giác rất tốt vì thế mẹ không nên cho trẻ xem ti vi hoặc chơi điện tử quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng đến não, mắt. Thay vào đó nên tăng cường các hoạt động ngoài trời như đá banh, cầu lông, bơi lội. Những hoạt động này cũng khiến trẻ ngủ ngon hơn, và mẹ hãy nhớ cho con ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày nhé.

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin