Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phụ nữ đến tháng có đi hiến máu được không?

Ngày 28/10/2022
Kích thước chữ

Bạn bị “đèn đỏ” ghé thăm vào đúng ngày có kế hoạch tham gia hiến máu? Bạn lo ngại đến tháng có đi hiến máu được không? Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc đến tháng có hiến máu được không.

Vào những ngày kinh nguyệt, máu bong ra từ niêm mạc tử cung sẽ làm mất một lượng máu nhất định trong cơ thể. Vì vậy, nhiều chị em lo lắng hiến máu khi đến tháng sẽ làm mất nhiều máu hơn và gây hại sức khỏe. Hiện nay, chưa có quy định nào không cho phép phụ nữ hiến máu trong ngày kinh nguyệt. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng vì điều này ít được khuyến khích.

Kỳ kinh nguyệt mất bao nhiêu máu?

Theo chu kỳ kinh nguyệt bình thường, thời gian ra máu từ 3 - 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi tùy thuộc vào thời gian ra máu và cơ địa của mỗi người. Bình quân một người phụ nữ mất đi khoảng 30 - 40ml máu trong những ngày “đèn đỏ”. Ai ra máu nhiều có thể bị mất đến 80 ml máu. Tuy nhiên, thực tế lượng máu chỉ chiếm 36%, còn lại là niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung.

Bạn hoàn toàn có thể đo được lượng máu mất đi trong kỳ kinh nguyệt bằng cách dùng cốc nguyệt san. Cốc nguyệt san làm bằng silicon, đưa vào âm đạo để chứa máu kinh nguyệt. Tùy vào thiết kế mà một cốc nguyệt san chứa được 20 - 40 ml. Trên cốc thường có vạch chia nên rất dễ để xác định lượng máu trong mỗi lần lấy ra.

đến tháng có đi hiến máu được không 1 Có thể áng chừng lượng máu mất đi trong kỳ kinh nguyệt bằng cốc nguyệt san

Đến tháng có đi hiến máu được không?

Ngày kinh nguyệt bị mất máu nên nhiều người lo ngại đến tháng có hiến máu được không. Theo điều kiện hiến máu trong thông tư của Bộ Y tế, không có quy định nào về việc phụ nữ đến tháng phải trì hoãn hiến máu. Điều này có nghĩa rằng bạn vẫn có thể tham gia hiến máu trong ngày đèn đỏ mà sức khỏe tốt. Tuy nhiên, các y bác sĩ không khuyến khích việc làm này.

Lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe vẫn là không nên hiến máu khi đến tháng. Cơ thể đang mất đi một lượng máu vì kỳ kinh, việc hiến máu có thể khiến lượng máu hao hụt nhiều hơn dẫn đến thiếu máu. Triệu chứng điển hình là chóng mặt, run chân tay, suy nhược và ngất xỉu. Hơn nữa, trong kỳ kinh thì phụ nữ thường bị đau bụng, mệt mỏi nên không phù hợp để tham gia hiến máu.

Thời điểm vừa hết kinh nguyệt có hiến máu được không? Ngay khi hết ra máu, cơ thể vẫn chưa thể hồi phục lại lượng máu đã mất đi. Vì vậy, bạn chưa nên hiến máu trong vòng 7 ngày sau kỳ kinh. Việc hiến máu cũng nên trì hoãn trong vòng 7 ngày trước kỳ kinh nếu dự tính được chu kỳ.

đến tháng có đi hiến máu được không 2 Giải đáp đến tháng có đi hiến máu được không là không nên bạn nhé!

Bên cạnh yếu tố sức khỏe, đến tháng có hiến máu được không còn phải xem xét đặc thù công việc. Có những công việc nặng nhọc, đòi hỏi sự tỉnh táo thì bạn tuyệt đối không nên hiến máu nếu đang đến tháng. Mặc dù sức khỏe tốt, nhưng cùng lúc hiến máu, ra máu kỳ kinh và làm việc căng thẳng sẽ khiến sức khỏe bị sa sút. Trì hoãn hiến máu ngày “đèn đỏ” là cần thiết nếu bạn đang làm:

  • Vận hành các phương tiện giao thông công cộng và phục vụ công việc như: Xe khách, xe buýt, tàu hỏa, xe chở hàng đường dài.
  • Công nhân làm việc cường độ cao, làm tăng ca hoặc vận động viên chuyên nghiệp, tập luyện nặng.

Mặc dù được khuyến cáo là không nên nhưng phụ nữ đến tháng vẫn có quyền tự nguyện hiến máu. Nếu bạn vẫn muốn tham gia hiến máu vì phong trào hoặc thi đua, đến tháng có đi hiến máu được không sẽ quyết định bởi y bác sĩ. Y bác sĩ thăm khám tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra tư vấn phù hợp. Nếu có thể hiến máu, mức 250ml là an toàn cho phụ nữ đang đến kỳ kinh nguyệt.

Ăn gì bổ máu nếu hiến máu vào ngày kinh nguyệt?

Sau khi hiến máu ngày “đèn đỏ”, bạn nên ăn thực phẩm chứa nhiều sắt và vitamin C, axit folic tăng cường hấp thụ sắt. Trong đó, thực phẩm giàu sắt gồm: Rau xanh đậm, thịt bò, gan động vật, cá ngừ, sữa, nho khô. Thực phẩm giàu vitamin C và axit folic gồm: Hải sản, trứng gà, quả mọng nước, đậu, hạt ngũ cốc... Bạn cũng có thể bổ sung sắt và axit folic qua thực phẩm chức năng.

đến tháng có đi hiến máu được không 3 Ống uống bổ sung sắt Feginic phù hợp cho phụ nữ sau hiến máu ngày “đèn đỏ”

Những trường hợp nào không nên hiến máu?

Đến tháng có đi hiến máu được không đã có lời giải là đi được nhưng cần xem xét sức khỏe, công việc. Có nhiều trường hợp khác không được hiến máu hoặc phải trì hoãn hiến máu đã được quy định rõ ràng trong thông tư của Bộ Y tế. Trước khi đăng ký hiến máu, bạn tham khảo một số điều kiện dưới đây nhé!

Những người không được hiến máu

Những người không được hiến máu:

  • Người dưới 18 tuổi và quá 60 tuổi.
  • Nữ dưới 42kg và nam dưới 45kg.
  • Người mắc bệnh mạn tính hoặc cấp tính về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, gan mật, máu, dị ứng nặng…
  • Người có tiền sử cấy ghép nội tạng, nghiện rượu, nghiện ma túy, khuyết tật nặng.
  • Người mắc bệnh lây truyền qua máu như: HIV, viêm gan B, viêm gan C.

Trường hợp cần trì hoãn hiến máu

Những người cần trì hoãn thời gian hiến máu:

  • Phụ nữ mang thai, sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.
  • Khỏi bệnh sau khi đã mắc giang mai, sốt rét, uốn ván, viêm màng não, viêm não, lao.
  • Kết thúc tiêm phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn, mèo cắn hoặc truyền máu, truyền chế phẩm từ máu.
  • Xăm trổ trên da, bấm lỗ tai hoặc bấm lỗ các vị trí khác trên cơ thể.
  • Phơi nhiễm với máu và dịch của người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh lây truyền qua đường máu.
  • Khỏi bệnh sau khi đã mắc viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm phế quản, viêm da nhiễm trùng, quai bị, sởi…
  • Khỏi bệnh sau khi đã mắc nhiễm trùng máu, thương hàn, viêm tủy, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch.
đến tháng có đi hiến máu được không 5 Nếu có tiền sử mắc bệnh lý, bạn nên báo với bác sĩ để được tư vấn về hiến máu

Bài viết đã cho bạn câu trả lời về việc đến tháng có đi hiến máu được không. Chưa có luật nào yêu cầu bạn trì hoãn hiến máu khi đến tháng, nhưng để đảm bảo sức khỏe thì bạn nên cân nhắc hiến máu sau khi hết “đèn đỏ” 7 ngày nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin