Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khoảng 50 - 60% dân số Việt Nam mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Những người bị gan nhiễm mỡ có hiến máu được không? Bài viết sẽ trả lời câu hỏi gan nhiễm mỡ có được hiến máu không.
Với mức độ phổ biến của bệnh, không hiếm gặp các trường hợp mắc gan nhiễm mỡ có nguyện vọng tham gia hiến máu. Gan nhiễm mỡ không phải là bệnh truyền nhiễm qua đường máu nhưng nhiều người bệnh vẫn thắc mắc có nên hiến máu? Để an tâm hiến máu hoặc không bỏ lỡ cơ hội trao đi nghĩa cử cao đẹp, bạn xem giải đáp bị gan nhiễm mỡ có hiến máu được không nhé!
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều ở gan, chiếm trên 5% trọng lượng của gan. Đây là bệnh thường gặp, bất cứ ai cũng có thể mắc. Nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cao nhất ở nhóm đối tượng uống nhiều rượu bia, ăn uống thiếu khoa học hoặc mắc bệnh tiểu đường. Gan nhiễm mỡ không lây truyền sang người khác, cũng không di truyền cho con cái nếu bố mẹ mắc bệnh.
Bệnh gan nhiễm mỡ được phân chia thành 3 giai đoạn. Nhiều người lầm tưởng rằng gan nhiễm mỡ lành tính, nhưng điều này chỉ đúng với giai đoạn 1 của bệnh. Lượng mỡ trong gan ở giai đoạn 1 chiếm 5 - 10% trọng lượng gan. Sang giai đoạn 2, mỡ chiếm 10 - 20% trọng lượng gan. Người bệnh sẽ có biểu hiện khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn…
Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển đến gan nhiễm mỡ độ 3. Lượng mỡ chiếm 20 - 30% trọng lượng lá gan. Người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng: Vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn bên phải, u mạch nổi trên da, chán sụt cân nhanh. Một số trường hợp bị rối loạn nội tiết. Nam giới có thể bị rối loạn cương dương, nữ giới bị tắc kinh, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Gan nhiễm mỡ được xem là nguy hiểm nếu bệnh ở giai đoạn 3. Lúc này, gan bị tổn thương dần mất đi chức năng và không thể phục hồi như bình thường. Bệnh chỉ có điều điều trị giảm bớt triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Mỡ chèn ép quá nhiều lên gan có thể dẫn tới viêm gan, suy gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan. Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi mắc gan nhiễm mỡ.
Thông tư số 26/2013/TT của Bộ Y tế có các quy định cụ thể về điều kiện hiến máu. Người tham gia hiến máu phải là người không mắc các bệnh về mạn tính hoặc cấp tính về hô hấp, tuần hoàn, máu, nội tiết, gan mật... Gan nhiễm mỡ được xếp vào nhóm bệnh mãn tính ở gan mật. Nếu bị gan nhiễm mỡ, bạn không đủ điều kiện hiến máu nhưng sẽ được thăm khám để đánh giá mức độ bệnh.
Bị gan nhiễm mỡ có được hiến máu không phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và lịch sử phát hiện bệnh. Nếu bệnh ở giai đoạn 1, bạn hoàn toàn có thể hiến máu mà không gây ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe. Cơ thể sau hiến máu sẽ sản xuất các tế bào máu mới không chứa mỡ thừa, không chứa cholesterol. Điều này góp phần cải thiện các triệu chứng của gan nhiễm mỡ và rất tốt cho sức khỏe.
Đối với bệnh ở giai đoạn 2, muốn biết hiến máu được không cần kiểm tra các chỉ số xét nghiệm. Nếu chỉ số nhiễm mỡ ở mức cho phép, bạn có thể hiến máu nhưng bác sĩ sẽ cân nhắc lượng máu cho đi ở mức an toàn nhất. Bị gan nhiễm mỡ có được hiến máu không nếu bệnh ở giai đoạn 3? Bạn không thể cho máu vì bệnh đã nặng, dễ gây hại sức khỏe của bản thân và người tiếp nhận máu.
Gan nhiễm mỡ có được hiến máu không còn xét theo một số điều kiện khác. Bạn không được tham gia hiến máu nếu là nữ dưới 42kg hoặc nam dưới 45kg. Người có tiền sử nghiện rượu cũng không thể tham gia hiến máu. Nghiện rượu là nguyên nhân thường gặp nhất ở bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường cũng cần xem xét lượng đường huyết trong máu.
Hiến máu là hành động thiết thực có ý nghĩa cứu sống bệnh nhân trong những trường hợp cần truyền máu khẩn cấp. Bị gan nhiễm mỡ có hiến máu được không đã được giải đáp là có nếu ở giai đoạn 1. Tuy nhiên, người bệnh cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn thông thường để đảm bảo quá trình hiến máu an toàn.
Bạn chỉ được tham gia hiến máu khi tình trạng gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ. Kể cả lúc phát hiện bệnh chỉ là giai đoạn 1, nhưng nếu đã qua nhiều tháng thì bạn vẫn cần kiểm tra lại để tránh bệnh đã lên giai đoạn 2. Việc kiểm tra gan nhiễm mỡ cần được thực hiện trước ngày hiến máu. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ siêu âm ổ bụng và làm các xét nghiệm cần thiết.
Thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa gia tăng mức độ nếu ăn uống khoa học. Tối thiểu 1 tuần trước khi hiến máu, bạn không uống rượu bia và các thực phẩm chứa nhiều chất béo, mỡ động vật. Thay vào đó, bạn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa, kháng viêm.
Chất xơ giúp loại bỏ các cholesterol có hại, ngăn ngừa tích tụ mỡ ở gan. Vitamin và các chất chống oxy hóa ngăn chặn gốc tự do gây hại ở gan. Chất kháng viêm giúp phòng ngừa viêm gan do nhiễm mỡ gây ra. Theo đó, bạn nên ăn nhiều rau, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm. Tăng cường trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, uống nhiều nước, dùng dầu thực vật, ăn thịt nạc, cá tươi.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp bị gan nhiễm mỡ có hiến máu được không. Bạn yên tâm tham gia hiến máu nếu bệnh nhẹ và thể trạng sức khỏe tốt. Sau khi hiến máu, bạn tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng kể trên. Người bị bệnh gan nhiễm mỡ không nên tự ý tham gia hiến máu mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm:
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.