Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phương pháp Chemical Peel ngày một trở nên phổ biến đối với các bạn trẻ quan tâm đến vấn đề chăm sóc da. Vậy, Chemical Peel da là gì và có những hiệu quả tích cực nào đến làn da?
Chemical Peel là phương pháp tẩy tế bào da chết hoá học được nhiều người yêu thích. Cùng bài viết bên dưới khám phá công dụng, đặc điểm cũng như những vấn đề thú vị của phương pháp này nhé!
Chemical Peel là một phương pháp tẩy tế bào chết hoá học, pH rơi vào khoảng 2.0. Khi sử dụng cách thức peel da hoá học, những lớp sừng cứng trên bề mặt da và một số tác nhân khiến lỗ chân lông bị bít tắc như bã nhờn, bụi bẩn có thể bị loại bỏ dễ dàng.
Những lợi ích mà peel da hoá học mang lại có thể kể đến như:
Phương pháp Chemical Peel có khả năng cải thiện các vấn đề khác nhau của làn da một cách hiệu quả. Chúng tác động sâu đến bề mặt da, làm sạch và ngăn ngừa vượt trội sự phát triển của mụn.
Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ về hiệu quả khi áp dụng phương pháp tẩy da chết hoá học một thời gian. Làn da của bạn sẽ đảm bảo được cải thiện một cách rõ rệt. Hoạt chất peel một khi được tiếp xúc với bề mặt da sẽ lấy đi các lớp tế bào chết sâu bên trong lỗ chân lông cực kỳ nhanh chóng. Từ đó thúc đẩy tiến trình tái tạo của da. Lỗ chân lông được thu nhỏ và bề mặt được se khít lại. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mụn xuất hiện.
Nhờ vào ảnh hưởng chuyên sâu cùng với nồng độ axit cao, Chemical Peel có thể điều trị và hỗ trợ điều trị thâm mụn, da bị cháy nắng, nám, sạm hiệu quả. Làn da của bạn sẽ được tái sinh mà không phải mất quá nhiều thời gian. Không dừng lại ở đó, các vết nhăn cũng mờ đi rõ rệt.
Phương pháp Chemical Peel sở hữu nhiều ưu điểm như sau:
Phương pháp tẩy da chết hoá học có thể gây ra một số vấn đề cho làn da. Cụ thể:
Những đối tượng nên áp dụng phương pháp Chemical Peel có thể kể đến như:
Vì nồng độ axit khá cao, bạn nên nắm rõ những thông tin liên quan nhất định trong quá trình tẩy da chết hoá học tại nhà. Có thể kể đến như:
Tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp này tại nhà nếu không nắm vững các kiến thức cũng như kỹ năng thực hiện. Điều này giúp hạn chế các rủi ro đáng tiếc có thể phát sinh trong quá trình thực hiện.
Sử dụng trên làn da có ít vấn đề như mụn trứng cá, không đều màu, nếp nhăn. Đây được biết là mức độ nhẹ nhất. Do đó, chúng chỉ có thể tác động lên lớp thượng bì của làn da. Peel da nông giúp mụn ẩn được đẩy lên, gom cồi nhanh chóng hơn. Nhờ vậy, tình trạng làn da được cải thiện nhanh chóng.
Tại mức độ này, các hoạt chất có thể tiến sâu vào trong lớp biểu bì của làn da. Đồng thời hướng đến các tế bào bị thương tổn. Vì vậy, có thể áp dụng peel da trung bình lên các đối tượng sở hữu làn da khô ráp, nhăn nheo, nứt nẻ, nám, sạm da, da không đều màu. Đây là một trong các phương pháp làm trắng da hiệu quả được các chị em cực kỳ yêu thích.
Các hoạt chất từ quy trình peel da sâu có thể ảnh hưởng đến tận tầng hạ bì. Khu vực này là nơi chịu trách nhiệm cho độ căng và những nếp nhăn xuất hiện trên da. Phương pháp cực kỳ phù hợp cho mục đích điều trị vết nhăn, vết sẹo, rãnh sâu trên làn da.
Mặt khác, do khả năng tác động sâu đến lớp da, bạn cần nhận sự tư vấn và thực hiện bởi các bác sĩ da liễu. Đây là biện pháp tốt giúp hạn chế trường hợp kích ứng và một số rủi ro khác xảy ra trên da.
Những loại Chemical Peels thường xuyên được ứng dụng trên thị trường hiện nay bao gồm Salicylic Acid, Glycolic Acid, Lactic Acid, Enzyme, TCA peel. Chúng có tỷ lệ % trong khoảng từ 10 - 75%. Dựa trên cơ địa, tình trạng da của mỗi người để có thể lựa chọn tỷ lệ % phù hợp khác nhau.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn có thể hiểu rõ hơn và phương pháp Chemical Peel da. Chemical Peel da có thể giải quyết rất nhiều vấn đề trên làn da của từng đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng phương pháp này để tránh những ảnh hưởng xấu có thể phát sinh trên làn da.
Xem thêm: Da khô có nên peel da không? Một số lưu ý khi peel da
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.