Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Sạm da

Sạm da: Tình trạng tăng sắc tố trên da khiến chị em tự ti

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Sạm da là tình trạng về da đang rất được quan tâm hiện nay, do vị trí chủ yếu xuất hiện trên vùng da mặt, cổ nên ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của người bị sạm da. Trên thị trường có rất nhiều biện pháp được quảng cáo để điều trị sạm da nhưng đa số chỉ điều trị được một phần, ít khi có khả năng điều trị triệt để tình trạng này. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sạm da và cách phòng ngừa ra sao? Nên làm gì nếu bạn bị sạm da?

Nội dung chính

Tìm hiểu chung sạm da

Sạm da là tình trạng tăng sắc tố trên da làm cho da vùng tổn thương có màu nâu, nâu đen, vàng nâu, xanh, xanh đen, có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, tuy nhiên vị trí hay gặp là vùng hở, đặc biệt là mặt, cổ. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh.

Triệu chứng sạm da

Những dấu hiệu và triệu chứng của sạm da

Xuất hiện các mảng da sậm màu hơn (màu nâu, nâu đen, vàng nâu, xanh, xanh đen) so với vùng da xung quanh.

Sạm da có thể xuất hiện toàn thân hoặc ở khu trú, làn da có thể xù xì hoặc nhẵn, tập trung thành từng mảng hoặc lan tỏa.

Biến chứng có thể gặp khi bị sạm da

Sạm da không phải một tình trạng da nguy hiểm tới tính mạng. Thế nhưng, những mảng da sậm màu trên gương mặt, những vùng da hở, dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lại khiến cho những người gặp phải thiếu tự tin, thu mình trước những mối quan hệ ngoài xã hội vì mặc cảm ngoại hình.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp sạm da có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe, lúc đó bạn cần được kiểm tra và can thiệp các biện pháp điều trị để đảm bảo cho sức khỏe. Đặc biệt là một số rối loạn liên quan đến tăng sắc tố da có thể dẫn đến một số biến chứng tác động tiêu cực đến tính mạng như: Sạm da do bệnh Addison (suy tuyến thượng thận), ứ sắt là tình trạng cần được điều trị nhanh chóng.

Ngoài ra, sạm da còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý bên trong cơ thể và đây đều là những vấn đề sức khỏe cần lưu ý và điều trị đúng phương pháp như: Tăng tuyến giáp, loãng xương, bệnh thận, tăng huyết áp, ung thư, nhiễm độc giáp…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khuyến khích đến gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, không nên tự ý điều trị tránh làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Nguyên nhân sạm da

Thực chất, sạm da hình thành là do sự gia tăng sắc tố melanin, sắc tố quy định màu da của chúng ta. Melanin ở trạng thái bình thường, mức ổn định sẽ giúp cho da được đều màu, khỏe mạnh. Thế nhưng, khi có những tác động tới hoạt động của sắc tố này theo chiều hướng tiêu cực, khiến melanin tăng sinh sẽ xuất hiện những mảng màu hoặc nốt sẫm màu, hình thành sạm, các vấn đề tăng sắc tố như nám, tàn nhang, thậm chí là đồi mồi. Những nguyên nhân gây nên tình trạng sạm da bao gồm:

Sạm da do di truyền, bẩm sinh

Hội chứng LEOPARD.

Hội chứng PEUTZ-JEGHERS.

Hội chứng CALM.

Tàn nhang, bệnh BECKER.

Nhiễm sắc tố đầu chi của DOLI.

Tăng sắc tố vùng đầu chi của Kitamura.

Nhiễm sắc tố dầm dề (Incontinentia pigmenti)

Sạm da do rối loạn chuyển hoá:

Bệnh thiếu sắc tố do thiếu sắt.

Thoái hoá.

Sạm da do rối loạn nội tiết:

Bệnh Addison.

Dát sắc tố trong thời kì mang thai.

Do quá trình lão hóa tự nhiên.

Do hoá chất.

Do dị ứng thuốc trong bệnh hồng ban.

Những hoá chất hay thuốc gây tăng sắc tố da.

Thường là các hoá chất có nguồn gốc dầu mỏ, mỹ phẩm, nước hoa. Những hoá chất này đóng vai trò là chất cảm quang gây nhiễm sắc tố da ở vùng tiếp xúc ánh sáng.

Các yếu tố khác

Nguyên nhân dinh dưỡng mà hàng đầu phải kể đến là thiếu vitamin A, B12, Vitamin PP.

Yếu tố vật lý: Như cháy nắng, rám nắng ở vùng có bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ.

Tăng sắc tố sau viêm.

Tăng sắc tố trong các khối u lành tính và ác tính.

Tăng sắc tố trong bệnh hệ thống, bệnh lao, sốt rét, xơ cứng bì,…

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh sạm da

Bị sạm da là như thế nào?

Sạm da là tình trạng tăng sắc tố da, dẫn đến việc da có màu sắc không đồng đều và xuất hiện các đốm hoặc vùng tối màu hơn so với phần còn lại của da. Đây là một vấn đề phổ biến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là trên các vùng da hở như mặt và cổ.

Sạm da có nên phơi nắng không?

Cách phân biệt nám da, tàn nhang và sạm da như thế nào?

Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà nào để cải thiện tình trạng sạm da?

Thức khuya có phải là nguyên nhân gây tình trạng sạm da hay không?

Hỏi đáp (0 bình luận)