Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giác hơi là một trong những cách giải độc cơ thể ngày càng được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng hoặc áp dụng không đúng cách có thể sẽ gây ra nguy hiểm. Do đó, người dùng cần nắm rõ các thông tin cơ bản về giác hơi, các huyệt đạo để giác hơi, trong đó có các huyệt giác hơi ở lưng.
Giác hơi là liệu pháp điều trị bệnh đã xuất hiện từ lâu, chủ yếu dùng cho các chứng bệnh do hàn (lạnh) gây ra. Giác hơi tương đối an toàn, tuy nhiên việc điều trị bằng liệu pháp này cũng có những lưu ý nhất định. Nếu có mong muốn sử dụng giác hơi, bạn nên tìm hiểu kỹ các huyệt đạo để giác hơi, đặc biệt là các huyệt giác hơi ở lưng.
Giác hơi (hay hỏa liệu pháp) là biện pháp tận dụng áp suất âm trong bộ dụng cụ giác hơi để gây hiện tượng sung huyết tại chỗ. Thông qua phương pháp này, người bệnh được giải độc, chữa bệnh. Y học hiện đại cũng chứng minh giác hơi có kích thích cơ học và nhiệt độ, từ đó tích cực tiêu diệt mầm bệnh, giúp kháng viêm, giảm đau.
Để tiến hành giác hơi, bạn cần có những vật dụng sau: Ống nứa hoặc ống thủy tinh, lọ hoặc cốc nhỏ đóng vai trò làm dụng cụ giác. Ngoài ra, người bệnh cũng cần bông, cồn hoặc nước ấm. Hiện trong y khoa đang có những phương pháp giác hơi như: Giác chân không, giác lửa, giác hơi di chuyển, giác kết hợp châm cứu, giác thuốc, giác kết hợp chích lể.
Giác hơi có tác dụng gì? Không chỉ trong y học cổ truyền mà cả y học hiện đại, giác hơi đã và đang chứng minh được công dụng của nó đối với việc điều trị một số căn bệnh thông thường.
Theo y học cổ truyền, giác hơi được cho là có tác dụng điều chỉnh âm dương, tiêu độc, khai thông kinh lạc, giải trừ đau nhức.
Theo y học hiện đại, trong cốc giác hơi có áp suất âm giúp kéo da bệnh nhân vào trong cốc. Từ đó, các lỗ chân lông được mở ra, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và tạo ra lỗ thông để bài trừ độc tố. Bên cạnh đó, môi trường chân không cũng khiến các mô giãn nở cục bộ, làm cho mạch máu giãn nở, tăng lưu lượng máu và oxy đi các mô bệnh lý, tăng cường chuyển hóa tế bào, giúp kháng viêm, giảm đau.
Ngoài ra, cả y học cổ truyền và hiện đại đều công nhận giác hơi có khả năng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Giác hơi kích thích miễn dịch qua quá trình tạo chứng viêm nhân tạo tại chỗ, kích hoạt hệ thống bổ sung, tăng mức độ của các sản phẩm miễn dịch và làm hoại tử khối u.
Giác hơi cơ bản là an toàn, chỉ cần tìm đúng các huyệt đạo để giác hơi, tuân thủ đúng chỉ dẫn và thực hiện chính xác. Tuy nhiên, trước khi tiến hành giác hơi, chúng ta cũng cần tìm hiểu các trường hợp nên và không nên dùng biện pháp giác hơi.
Có thể áp dụng giác hơi trong các trường hợp:
Không nên dùng giác hơi cho các đối tượng:
Tùy theo từng bệnh mà các huyệt đạo để giác hơi trên cơ thể sẽ khác nhau. Ví dụ, vùng lưng là nơi chứa nhiều huyệt đạo quan trọng trong cơ thể, do đó, việc tìm hiểu các huyệt giác hơi ở lưng có vai trò rất quan trọng.
Các huyệt đạo ở lưng thường xuyên được sử dụng trong giác hơi là:
Các huyệt đạo để giác hơi khi bị cảm phong hàn gồm: Huyệt Đại chùy, huyệt Thái dương, Hợp cốc, huyệt Phế du, Phong môn, đường tuần hành của mạch Đốc và kinh Bàng quang,…
Để điều trị các chứng đau, người ta áp dụng các huyệt tại chỗ thuộc các đường kinh chạy qua vùng đau, các A thị huyệt, huyệt Giáp tích,… Tùy theo từng vị trí đau cụ thể, các huyệt được áp dụng như sau:
Dù giác hơi khá an toàn nhưng người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây để tránh những ảnh hưởng không mong muốn trong quá trình giác hơi.
Tóm lại, phương pháp điều trị bệnh bằng giác hơi đã và đang được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả trong điều trị các chứng đau và cảm mạo do lạnh. Tùy vào vị trí bị bệnh mà ta sử dụng các huyệt đạo để giác hơi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.