Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phương pháp giác hơi có tác dụng gì?

Ngày 26/11/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong đông y có một phương pháp chữa bệnh đó là giác hơi. Trong một vài bệnh lý thuộc chỉ định điều trị của giác hơi, chúng ta thường thấy bác sĩ thao tác dùng các bầu giác để thực hiện trên bệnh nhân. 

Vậy giác hơi có tác dụng gì? Cơ chế hoạt động của giác hơi như thế nào? Cần lưu ý những gì khi thực hiện phương pháp giác hơi? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé. 

Giác hơi là gì?

Giác hơi là liệu pháp y học thay thế dùng áp suất trong một dụng cụ giác gọi là ống giác nhằm gây sung huyết tại chỗ để giải độc cơ thể, phòng và trị một số chứng bệnh. Hiện nay giác hơi cũng như đa số liệu pháp và ngành y học thay thế đều được cộng đồng y khoa học và y học lâm sàng xếp vào giả khoa học. 

Phương thức trị liệu này có nguồn gốc từ Trung Quốc và có tên gọi khác là hỏa liệu pháp. Cơ chế của giác hơi là dùng những chiếc cốc chuyên dụng để đặt lên da người bệnh. Mục đích là tạo áp suất âm trong những chiếc cốc này và gây sung huyết mạch máu tại chỗ, giúp giảm đau, giảm viêm, giải độc hoặc phòng và điều trị một số bệnh lý.

Giác hơi có tác dụng gì 1

Cơ chế của giác hơi là dùng những chiếc cốc chuyên dụng để đặt lên da người bệnh

Quy trình thực hiện giác hơi

Trước đây, liệu pháp giác hơi được thực hiện bộ giác hơi sừng động vật, sau đó, được chế tạo từ tre và tiếp đến là gốm. Lực hút từ cốc chủ yếu được tạo ra thông qua sử dụng nhiệt. Giác hơi hiện nay được thực hiện bằng cách sử dụng các cốc thủy tinh có một lỗ hở bên trên có thể đóng mở được và một cây súng có đầu cao su để rút không khí bên trong. 

Có 3 phương pháp giác hơi được áp dụng hiện nay, bao gồm:

  • Giác hơi “khô”: Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách đun nóng bên trong cốc que lửa, đốt cồn, thảo mộc, giấy. Sau khi lửa tắt thì người giác hơi sẽ úp cốc vào da người bệnh, khi không khí bên trong nguội đi sẽ tạo ra áp suất âm để kéo da vào bên trong cốc. Khi đó, da có thể chuyển sang màu đỏ khi các mạch máu phản ứng với sự thay đổi áp lực.
  • Giác hơi “khí”: Phương pháp này sẽ thay thế cho việc sử dụng ngọn lửa để đốt. Cốc giác được áp lên da và hút không khí trong cốc bằng một bên bơm chuyên dụng để tạo ra chân không. Phương pháp này đã khắc phục được rủi ro bị bỏng do lửa gây ra so với phương pháp giác hơi “khô” truyền thống.
  • Giác hơi “ướt”: Đây là phương pháp kết hợp chích lể da trước khi đặt cốc giác, khi cốc giác được áp vào da và da được hút lên, một lượng nhỏ máu có thể chảy ra từ vị trí chích với tác dụng giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.

Đối với phương pháp giác hơi “khô” và giác hơi “khí”, sau khi đặt cốc lên da sẽ được giữ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từ 5 – 10 phút. Đối với phương pháp giác hơi ướt thì chỉ cần đặt trong vài phút rồi lấy ra, sau đó dùng kim chích rồi lại dùng cốc hút lấy máu. Tiếp đến, người bệnh sẽ được bôi thuốc mỡ và dùng băng gạc nhằm giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Giác hơi ướt thường có vết bầm tím nhẹ hoặc các triệu chứng khác như nhức mỏi, tuy nhiên đừng quá lo lắng vì chúng sẽ tự biến mất trong vòng 10 ngày. 

Đôi khi giác hơi được thực hiện cùng với phương pháp điều trị châm cứu để đạt được kết quả tốt nhất.

Giác hơi có tác dụng gì 2

Các phương pháp giác hơi được áp dụng hiện nay

Giác hơi có tác dụng gì?

Tăng lưu thông máu

Trong liệu pháp giác hơi, khi cơ quan bị bệnh gửi tín hiệu đến da qua các dây thần kinh tự chủ. Sau đó da sẽ phản ứng bằng cách trở nên mềm và đau kèm theo sưng tấy. Các thụ thể trên da được kích hoạt khi áp bầu giác vào da. Toàn bộ quá trình sẽ dẫn đến sự gia tăng lưu thông máu và cung cấp máu cho da và các cơ quan nội tạng thông qua các kết nối thần kinh.

Ngăn ngừa sự phát triển của xơ vữa động mạch

Giác hơi làm giãn mao mạch tại chỗ và tăng lưu lượng máu qua da; điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Mạch máu ở những vùng được điều trị bằng giác hơi được giãn ra do giải phóng các chất giãn mạch như adenosine, noradrenaline và histamine, dẫn đến tăng lưu thông máu.

Thải chất độc máu

Một nghiên cứu của Mahdavi và cộng sự (2012) cho thấy sự gia tăng đáng kể nồng độ axit uric trong huyết thanh so với mẫu máu tĩnh mạch. Sự gia tăng lưu lượng máu có thể thúc đẩy việc giải phóng các chất độc và chất thải; cải thiện trạng thái dinh dưỡng cục bộ và cuối cùng là thúc đẩy sự trao đổi chất và hỗ trợ các khía cạnh khỏe mạnh; loại bỏ các yếu tố gây bệnh.

Tác động lên hệ thống miễn dịch

Giác hơi có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch qua ba con đường. Đầu tiên, giác hơi kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tạo ra một chứng viêm nhân tạo tại chỗ. Thứ hai, giác hơi kích hoạt hệ thống bổ sung. Thứ ba, giác hơi làm tăng mức độ của các sản phẩm miễn dịch như interferon và yếu tố hoại tử khối u. Hiệu ứng giác hơi trên tuyến ức làm tăng lưu lượng bạch huyết trong hệ thống bạch huyết.

Cần lưu ý gì khi thực hiện giác hơi?

Bên cạnh những tác dụng của giác hơi, các tác dụng phụ bạn có thể gặp sẽ thường xảy ra trong quá trình điều trị mà bạn cần lưu ý như:

  • Khối máu tụ.
  • Ra mồ hôi hoặc buồn nôn.
  • Nhiễm trùng, nguy cơ này nhỏ và có thể phòng tránh được.
  • Cảm thấy chóng mặt trong quá trình thực hiện.

Nếu bạn muốn sử dụng liệu pháp giác hơi như một phần của kế hoạch điều trị, bạn hãy thảo luận về điều này cùng với bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn. 

Một số trường hợp không được áp dụng liệu pháp giác hơi: 

  • Trẻ em dưới 4 tuổi, người đang bị sốt cao, co giật, bị trầy xước hoặc bệnh lý ngoài da.
  • Người bị ung thư di căn.
  • Người bị bệnh lý tâm thần như động kinh, suy nhược thần kinh.
  • Người đang say rượu, kích động, quá mệt mỏi.
  • Bệnh lý phù toàn thân.
  • Người lớn tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang có kinh nguyệt. 

Giác hơi có tác dụng gì 3

Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp giác hơi

Giác hơi là một liệu pháp lâu dài có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của tình trạng sức khỏe tạm thời và mãn tính. Hy vọng với bài viết trên bạn đã nắm được các thông tin liên quan đến liệu pháp giác hơi này. Bạn có thể tham khảo sản phẩm bộ giác hơi không dùng lửa Duy Thành để sử dụng cho gia đình.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm