Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội không? Cách phòng tránh bệnh xã hội

Ngày 15/01/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Quan hệ tình dục bằng miệng là sử dụng miệng để kích thích tình dục đối phương. Thắc mắc được đặt ra đó là liệu quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội hay bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Quan hệ bằng miệng có thể đem đến trải nghiệm thú vị, mới lạ. Vậy quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội như cách quan hệ thông thường? Bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh nếu không được thực hiện đảm bảo an toàn.

Hình thức quan hệ bằng miệng là gì?

Quan hệ tình dục bằng miệng hay oral sex là hình thức quan hệ sử dụng miệng, lưỡi hoặc môi để tác động, kích thích lên bộ phận sinh dục, vùng sinh dục hoặc hậu môn của đối phương. Từ đó, tạo cảm giác kích thích giống như quan hệ tình dục thông thường.

Trong đời sống tình dục, các cặp đôi có thể thử nhiều cách quan hệ khác nhau, giúp mang lại những trải nghiệm thú vị và mới lạ. Tuy nhiên, với bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào cũng có thể đem tới rủi ro chấn thương hoặc lây truyền bệnh truyền nhiễm.

Chính vì vậy, các cặp đôi cần tìm hiểu thông tin và có những biện pháp bảo vệ đúng cách, đảm bảo quan hệ tình dục an toàn.

Quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội không? 

Hình thức quan hệ tình dục bằng miệng có thể làm tăng nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm nếu không có biện pháp quan hệ an toàn. Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp có thể lây truyền khi quan hệ bằng miệng bao gồm:

Lậu

Bệnh lậu là căn bệnh tình dục phổ biến, bệnh có thể lây qua đường miệng khi thực hiện với người bị bệnh lậu ở bộ phận sinh dục như dương vật, âm đạo, đường tiết niệu hay trực tràng - hậu môn.

Người mắc bệnh lậu sẽ có những triệu chứng đặc trưng sau:

  • Cảm giác đau buốt, nóng rát khi đi tiểu.
  • Đái rắt, đi tiểu nhiều lần trong ngày và về đêm.
  • Tiết dịch bất thường ở trực tràng - hậu môn, dương vật hay âm đạo.
  • Đau rát họng.

Khi gặp các triệu chứng bất thường ở miệng, họng hay bộ phận sinh dục sau khi quan hệ bằng miệng, bạn cần tới khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời. 

Bệnh lậu có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh và vệ sinh thân thể sạch sẽ. Tuy nhiên, hiện nay đã có tình trạng lậu kháng thuốc kháng sinh khiến thời gian điều trị lâu hơn, điều trị lậu kém hiệu quả hơn.

Ngoài ra, nếu bệnh lậu không được điều trị dứt điểm có thể tiến triển các biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây vô sinh ở nữ giới.
  • Viêm phần phụ ở nữ giới.
  • Viêm mào tinh hoàn ở nam giới.
  • Rối loạn cương dương, bất lực.
  • Tăng nguy cơ mắc và lây nhiễm HIV.
Quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội không? Rủi ro lây nhiễm bệnh và cách phòng tránh hiệu quả 1 Quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội, trong đó có bệnh lậu

Giang mai

Giang mai là căn bệnh lây truyền qua con đường tình dục phổ biến, ít người biết rằng quan hệ tình dục bằng miệng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh giang mai. Giang mai là chứng bệnh gây ra bởi chủng xoắn khuẩn Treponema pallidum.

Bệnh giang mai tiến triển theo bốn giai đoạn từ nhẹ tới nặng. Ở giai đoạn khởi phát, giang mai thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Triệu chứng của từng giai đoạn bệnh giang mai như sau:

Giai đoạn 1: Bệnh nhân thường xuất hiện săng giang mai. Săng giang mai có hình dạng đặc trưng là một vết trợt nông, màu đỏ tươi và có mặt cứng, rát, thường không đau.

Vết săng có thể tự hết sau 3 đến 6 tuần nhưng không có nghĩa là khỏi bệnh. Người bệnh không được chủ quan mà cần đi khám bác sĩ sớm, tránh tiến triển sang giai đoạn khác.

Giai đoạn 2:

Giang mai thường biểu hiện các triệu chứng đặc trưng bao gồm:

  • Sốt nóng.
  • Đau họng, rát miệng.
  • Viêm bộ phận sinh dục.
  • Đào ban điển hình rải rác toàn thân.
  • Mệt mỏi, sút cân.

Giai đoạn 3: Bệnh thường giảm bớt triệu chứng và diễn tiến trong nhiều năm.

Giai đoạn cuối thường gặp sau khi bệnh diễn biến từ 10 đến 30 năm. Lúc này, bệnh sẽ chuyển biến phức tạp với các biến chứng như sau:

  • Suy đa phủ tạng.
  • Suy giảm thị lực.
  • Vô sinh, bất lực.
  • Đau đầu, mất hay giảm cảm giác thần kinh.
  • Sa sút trí tuệ.
Quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội không? Rủi ro lây nhiễm bệnh và cách phòng tránh hiệu quả 2 Giai đoạn sớm của bệnh giang mai đặc trưng bởi vết săng

Virus HPV

Virus HPV hay còn gọi là virus gây u nhú ở người cũng là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Triệu chứng của bệnh HPV thường không rầm rộ, một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải như:

  • Xuất hiện mụn cóc ở miệng, khoang hầu họng.
  • Mụn cóc ở vùng hậu môn - trực tràng, bộ phận sinh dục.
  • Đau họng, rát miệng, khó nuốt.

Ngoài ra, một số chủng HPV là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Cách hiệu quả nhất để phòng tránh HPV đó là tiêm phòng miễn dịch.

Viêm gan A, B

Virus viêm gan A, B có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường máu và đường quan hệ tình dục, từ đó gây viêm gan cấp tính. Bệnh thường biểu hiện như sau:

  • Mệt mỏi, sốt, chán ăn.
  • Buồn nôn, nôn ói.
  • Vàng mắt, vàng da.
  • Đau bụng.
  • Nước tiểu sẫm màu.

Khi có những triệu chứng bất thường như vàng mắt, vàng da hay đau bụng, bệnh nhân cần được thăm khám bởi bác sĩ cũng như xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh. Từ đó, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp nhất.

HIV

HIV là căn bệnh nguy hiểm, gây suy giảm miễn dịch cho cơ thể. Bệnh HIV trong giai đoạn đầu thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện giống bệnh cúm mùa với các triệu chứng như: Sốt, rét run, ho, đau họng… Người bệnh cần đi làm xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán nhiễm HIV hay không với mẫu bệnh phẩm là máu.

Tuy là căn bệnh thế kỷ nguy hiểm nhưng nếu người bệnh được phát hiện bệnh sớm, tuân thủ theo phác đồ điều trị được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ sẽ giúp giảm tải lượng virus. Điều này sẽ giúp ức chế tác động của virus HIV, giúp người bệnh có một cuộc sống khỏe mạnh cũng như ngăn ngừa lây truyền bệnh cho người khác.

Quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội không? Rủi ro lây nhiễm bệnh và cách phòng tránh hiệu quả 3 Người bệnh cần được xét nghiệm HIV giúp chẩn đoán bệnh sớm

Cách phòng tránh bệnh lây nhiễm qua quan hệ bằng miệng

Để đảm bảo quan hệ bằng miệng an toàn, tránh những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cặp đôi nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ thông thường hay quan hệ bằng miệng.
  • Có thể sử dụng tấm chắn miệng.
  • Quan hệ với một bạn tình duy nhất, không quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể có các triệu chứng nghi ngờ.

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, hãy đón chờ những bài viết sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm