Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Có thể mắc bệnh lý gì nếu không tiêm?
Ngày 05/11/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Vắc xin phế cầu giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh mà phế cầu có thể gây ra như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai, nhiễm trùng huyết,... Đây là biện pháp giúp bảo vệ hệ hô hấp và phổi cho cả trẻ em và người lớn sau khi tiêm chủng.
Phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là vi khuẩn thường cư trú tại vùng tị hầu, gây bệnh khi đường hô hấp bị tổn thương, đặc biệt đối với trẻ em có hệ miễn dịch yếu, dễ phát triển các biến chứng nguy hiểm. Vậy nên tiêm vắc xin phế cầu là phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả và tốt nhất cho tất cả chúng ta. Dưới đây là bài viết cung cấp thông tin về loại vắc xin này.
Thông tin về vắc xin phế cầu
Vắc xin phòng bệnh do phế cầu kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại sự lây nhiễm, mắc bệnh của phế cầu khuẩn. Vắc xin phế cầu là giải pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất trong việc nâng cao khả năng miễn dịch, bảo vệ sức khỏe một cách đặc hiệu khỏi các bệnh lý, cũng như biến chứng do phế cầu khuẩn gây ra, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, và người có bệnh lý nền.
Các loại vaccine phế cầu phổi biến hiện nay
Hiện nay, có ba loại vắc xin phòng bệnh phế cầu phổ biến:
Vắc xin Synflorix (Hay còn gọi là Phế cầu 10 - PCV 10): Được sản xuất bởi công ty Glaxo Smith Kline (GSK) tại Bỉ, bảo vệ phòng ngừa 10 tuýp huyết thanh do phế cầu khuẩn gây các bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,...
Vắc xin Prevenar 13 (Phế cầu 13 - PCV 13): Được phát triển bởi công ty Pfizer tại Mỹ và sản xuất tại Bỉ, bảo vệ phòng ngừa 13 tuýp huyết thanh của phế cầu khuẩn ngăn ngừa gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính và nguy hiểm khác.
Vắc xin Pneumo 23: Hiện loại này chưa có mặt tại Việt Nam.
Trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên (có thể tiêm từ 6 tuần tuổi với trẻ sinh đủ tháng) đến dưới 6 tuổi (với vắc xin Syflorix) hoặc cả trẻ em độ tuổi trên và người lớn (với vắc xin Prevenar 13) đều được tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu. Mũi vắc xin này thường được tiêm vào vùng cơ delta ở bắp tay hoặc mặt trước - bên đùi của trẻ dưới hình thức tiêm bắp.
Vi khuẩn phế cầu có thể cư trú trong hầu họng của trẻ em và người lớn, kể cả những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi hệ hô hấp bị tổn thương, hoặc khả năng miễn dịch suy giảm, vi khuẩn này có thể tấn công gây ra nhiều bệnh lý. Tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu là một phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm:
Những người cần được khuyến nghị tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn:
Trẻ dưới 5 tuổi: Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo được miễn dịch chủ động, đặc hiệu để ngăn ngừa bệnh do phế cầu gây ra. Với những em bé mới chào đời, hệ miễn dịch non trẻ và chưa từng tiếp xúc với mầm bệnh, do đó nếu không được chủng ngừa, nguy cơ rất cao nhiễm và mắc các bệnh, đặc biệt là bệnh do phế cầu. Đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh với hệ thống miễn dịch yếu, giúp họ phòng tránh nhiễm vi khuẩn phế cầu một cách hiệu quả.
Người trên 65 tuổi: Hệ thống miễn dịch thường suy giảm khi lớn tuổi, dẫn đến nguy cơ cao bị nhiễm và mắc bệnh do phế cầu khuẩn, khả năng chống lại nhiễm trùng viêm phổi kém hiệu quả. Vì vậy, tất cả người lớn trên 65 tuổi nên tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu.
Người có suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh: Trên nền hệ thống miễn dịch suy giảm, làm giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi.
Những người mắc các bệnh lý nền về tim mạch, tiểu đường, COPD, hen suyễn hoặc khí phế thũng: Các bệnh lý nền trên góp phần làm suy yếu hệ thống miễn dịch, do đó làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi.
Người phải trải qua hóa trị liệu, cấy ghép tạng, nhiễm HIV/AIDS: Hệ thống miễn dịch của những người bị suy giảm, bởi vậy nguy cơ viêm phổi tăng cao.
Người hút thuốc lá: Hút thuốc có thể gây tổn thương cho hệ thống lông mao phổi, làm giảm khả năng lọc vi trùng và bụi bẩn.
Người nghiện rượu nặng: Việc uống rượu quá mức có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Người đang hồi phục sau phẫu thuật hoặc bị bệnh nghiêm trọng: Trạng thái này có thể làm yếu đi hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ bị viêm phổi.
Những người có bệnh lý về huyết học như hồng cầu hình liềm, bệnh máu ác tính, ghép tủy,...
Phẫu thuật cấy ghép ốc tai, cắt lách,...
Không phải tất cả mọi người đều phù hợp để tiêm vắc xin phòng phế cầu. Đặc biệt những người thuộc diện dưới đây không nên hoặc chưa nên tiêm vắc xin phòng phế cầu ngay, bao gồm:
Người có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin phế cầu: Nếu xuất hiện các dấu hiệu như dị ứng, ngứa, nổi mày đay, phát ban, khó thở, co giật, tím tái,... sau khi tiêm vắc xin phế cầu cần thông báo với bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm để đảm bảo an toàn.
Người đang mắc các bệnh cấp tính hoặc bệnh nặng: Trong trường hợp sốt cao, viêm đường hô hấp cấp hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu cần hoãn đến khi khỏi hoàn toàn, tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Hiện chưa có đủ dữ liệu để đánh giá tác động của vắc xin phòng phế cầu đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh đang bú do đó sẽ không chỉ định cho những người thuộc diện này, tuy nhiên nghiên cứu trên động vật cho thấy vắc xin ngừa bệnh phế cầu không thấy tác dụng có hại trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến độc tính sinh sản.
Lịch tiêm phế cầu
Tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ mà lịch tiêm vắc xin phòng phế cầu sẽ được điều chỉnh để phù hợp.
Vắc xin Phế cầu 10 - Synflorix
Đối với trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 4 mũi.
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên, chỉ nên tiêm cho trẻ tròn 6 tuần tuổi nếu trẻ sinh đủ tháng.
Mũi 3 hay mũi nhắc: Thời gian mũi 3 cách mũi 2 là 6 tháng.
Đối với trẻ từ 12 tháng dưới 6 tuổi, chưa tiêm vắc xin phòng phế cầu trước đó: Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng.
Vắc xin Phế cầu 13 - Prevenar 13
Trẻ từ 6 tuần tuổi - 6 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 4 mũi
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên trong khoảng thời gian từ 6 tuần tới 6 tháng tuổi.
Mũi 2: Sau mũi 1 là 1 tháng.
Mũi 3: Sau mũi 2 là 1 tháng.
Mũi 4 hay mũi nhắc: Sau mũi 3 là 8 tháng.
Trẻ từ 7 đến dưới 12 tháng: Lịch tiêm gồm 3 mũi.
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên trong khoảng thời gian từ 7 đến dưới 12 tháng tuổi.
Mũi 2: Sau mũi 1 là 1 tháng.
Mũi 3: Sau mũi 2 là 6 tháng.
Trẻ từ 12 đến 23 tháng: Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng.
Trẻ từ 24 tháng trở lên và người lớn: Lịch tiêm chỉ gồm 1 mũi duy nhất.
Tác dụng phụ khi tiêm phòng phế cầu
Mặc dù vắc xin phòng phế cầu có khả năng ngăn chặn nhiều căn bệnh do phế cầu cho cả trẻ em lẫn người lớn, việc tiêm vắc xin này vẫn có thể gây ra một số phản ứng sau tiêm. Theo quy định của Bộ Y Tế, chúng ta cần ở lại để theo dõi ít nhất 30 phút, nhằm phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm không mong muốn xảy ra. các Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cần theo dõi trong khoảng 30 phút - 1 giờ sau khi tiêm. Một số phản ứng sau tiêm vắc xin bao gồm:
Thường gặp: Tỷ lệ trên 1/100 liều.
Tại vị trí tiêm có hiện tượng sưng, nóng, đỏ và đau;
Chóng mặt, bứt rứt, quấy khóc;
Sốt trên 38 độ C (thân nhiệt tăng trên 37,5 độ C). Để kiểm tra chính xác nhiệt độ của trẻ dưới 2 tuổi, nên đo ở vùng hậu môn;
Các phản ứng dị ứng nặng: Mày đay nhanh, diện rộng, tím tái, khó thở, co giật, phù mạch,...
Mặc dù các vắc xin nói chung, và vắc xin ngừa bệnh Phế cầu nói riêng đều đạt các tiêu chí An toàn - Hiệu quả - Không gây bệnh, tuy nhiên chúng ta sau khi tiêm ngoài việc theo dõi tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút, nên tiếp tục được theo dõi trong 24 giờ nhằm phát hiện sớm để được xử trí kịp thời những bất thường sau tiêm chủng.
Giá tiêm vắc xin phế cầu
Nhiều cha mẹ không chỉ quan tâm đến lịch tiêm vắc xin phòng phế cầu mà còn lo ngại về chi phí tiêm chủng. Thực tế cho thấy, không có một mức giá cố định cho việc tiêm phòng vắc xin phòng phế cầu do nó thay đổi tùy thuộc vào khu vực, thời điểm... và còn phụ thuộc vào loại vắc xin được sử dụng và số lượng mũi tiêm cần thiết. Hiện tại tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc cung cấp đầy đủ các loại vắc xin phế cầu Synflorix và Prevernar 13 với giá cả hợp lý tùy theo thời điểm trong khoảng trên 1.000.000đ 1 mũi.
Dưới đây là những thông tin cơ bản về vắc xin phế cầu và những điều cần biết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vắc xin, quý phụ huynh có thể liên hệ với Long Châu để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội và hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêm chủng Vắc xin: Nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn,... Đặc biệt là lĩnh vực xử trí các phản ứng sau tiêm.