Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều nguyên nhân gây rạn da mông ở nam. Hiểu được nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả chứng rạn da vùng mông ở nam.
Rạn da mông ở nam là các vết sẹo hình thành khi mô da co giãn mạnh, cấu trúc nâng đỡ da bị đứt gãy. Mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng rạn da mông ảnh hưởng thẩm mỹ, gây ngứa ngáy và nóng rát. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên rạn nứt da mông ở nam. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách điều trị rạn mông phù hợp nhất.
Vết rạn thực chất là các vết sẹo trên da, hình thành do tổn thương trên mô da khi bị kéo căng hoặc co lại đột ngột. Khi mới rạn, trên da xuất hiện các vết răng cưa có màu hồng, tím, đỏ hoặc nâu đỏ. Vùng da bị rạn có các cảm giác khó chịu như nóng, ngứa, rát. Nếu gãi mạnh có thể khiến vết rạn trầy xước bị, lan rộng hoặc nhiễm khuẩn.
Dần dần, các vết rạn sẽ chìm xuống và lõm hẳn so với bề mặt da thông thường. Nó gây mất thẩm mỹ vì nhăn nheo và có màu nhạt hơn màu da. Theo thời gian, vết rạn mờ dần nhưng khó trở về trạng thái da ban đầu. Các biểu hiện này cũng tương tự như rạn da ở lưng, bụng hoặc bất kỳ vị trí nào khác trên cơ thể.
Nguyên nhân chính dẫn tới rạn da là hiện tượng kéo căng hoặc co lại đột ngột ở mô da. Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn tới sự co giãn này của mô da. Để điều trị rạn da hiệu quả và an toàn, bạn cần biết nguyên nhân tác động là gì. Dưới đây là một số tác nhân phổ biến nhất gây nên rạn nứt da mông ở nam giới.
Trong giai đoạn dậy thì từ 12 - 15 tuổi, cơ thể nam giới có sự tăng trưởng rất nhanh. Riêng năm dậy thì đầu tiên, chiều cao của trẻ có thể có thể tăng vọt từ 10 - 12cm. Sự nở nang và cao lớn của cơ thể khiến mô da không chịu được sức căng. Điều này dẫn tới rạn da tuổi dậy thì ở mông hoặc lưng, ngực, tay, đùi…
Ngoài ra, để đáp ứng sự phát triển của cơ thể thì độ tuổi dậy thì cần nhiều năng lượng. Việc nhiều khiến trẻ nhanh tăng cân dẫn tới da bị kéo căng. Hàm lượng hormone testosterone tăng cao kích thích hoạt động thể lực nhiều hơn. Kéo theo đó là cơ thể bị mất nước, làm giảm độ đàn hồi của da khiến da dễ bị rạn.
Tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn khiến da không kịp đàn hồi và phát triển theo. Cân nặng giảm đột ngột cũng khiến các mô da bị co rút lại làm đứt gãy collagen. Điều này dẫn tới rạn da ở mông và một số vị trí khác trên cơ thể. Có nhiều lý do khiến cân nặng ở nam giới thay đổi bất thường như: Chế độ dinh dưỡng, dùng thuốc tăng hoặc giảm cân, mắc bệnh, tâm lý…
Dùng thuốc, dược mỹ phẩm theo đường uống hay thoa bên ngoài đều tác động đến cấu trúc của da. Trong đó, thuốc và dược mỹ phẩm chứa thành phần hóa học corticoid hoặc aspirin sẽ gây bào mòn da, khiến da dễ bị rạn nứt. Các loại thuốc dùng cho bệnh nhân điều trị tăng huyết áp, bệnh thận, HIV, thuốc dị ứng cũng làm biến đổi khả năng đàn hồi của da và gây rạn da.
Hiện tượng rạn da mông hoặc đùi, bụng, lưng sẽ dễ gặp ở những người có bố mẹ đã từng bị rạn da. Nguyên nhân do vấn đề về hình thành collagen trong da sẽ di truyền cho các thế hệ sau. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ con cháu bị rạn da theo di truyền chiếm khoảng 30%. Nếu thấy vùng da mông bị rạn, bạn nên hỏi xem bố mẹ mình có từng gặp tình trạng như vậy không nhé!
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây rạn mông ở nam giới. Tập luyện khiến cơ bắp phát triển to ra, mô da không kịp đàn hồi theo sẽ bị xé rách. Đặc biệt là tập luyện cường độ cao, tập quá sức, thô bạo theo kiểu “đốt cháy giai đoạn” khiến cơ thể mất kiểm soát khả năng tăng trưởng của cơ bắp. Rạn nứt da ở mông chủ yếu đến từ những bài tập tác động mạnh đến vùng mông và chân.
Càng để lâu thì các vết rạn các khó phục hồi. Điều trị rạn da cần phải kiên trì và dùng đúng phương pháp. Bạn tham khảo một số cách khắc phục chứng rạn da phổ biến và hiệu quả này nhé!
Nếu chớm rạn và chỉ rạn mức độ nhẹ, bạn có thể dùng mẹo dân gian để điều trị. Dầu dừa đang là nguyên liệu tự nhiên được cả nam giới và nữ giới tin chọn để trị rạn. Bạn thoa dầu dừa 2 - 3 lần/ngày vào vùng mông bị rạn, kết hợp mát xa nhẹ nhàng. Dầu dừa dưỡng ẩm rất tốt, giúp tăng đàn hồi của da và mờ vết rạn.
Củ khoai tây giàu vitamin C cũng rất tốt cho việc trị rạn da. Bạn thái củ khoai tây thành lát mỏng, đắp lên vùng rạn da mông, sau 10 - 15 phút rửa lại bằng nước sạch. Ngoài ra, bạn có thể dùng dầu oliu, lòng trắng trứng gà, chanh tươi…
Thị trường có rất nhiều loại kem, tinh dầu hỗ trợ điều trị rạn da. Bạn dùng những sản phẩm đó khi vết rạn đang ở giai đoạn đầu và phạm vi nhỏ. Trường hợp vết rạn sâu, lớn và đã lâu thì cần dùng thuốc đặc trị rạn da. Hiện nay, hệ thống Nhà thuốc Long Châu cung cấp rất nhiều sản phẩm trị rạn da như: Sữa chống rạn, tinh dầu trị rạn Bio-Oil, kem trị rạn Palmer’s…
Vấn đề rạn da vùng mông ở nam cũng có thể điều trị bằng công nghệ. Phổ biến là công nghệ thay da sinh học kích thích sản sinh collagen, làm mờ vết rạn bằng tia laser. Phương pháp lăn kim trị sẹo hiệu quả nhưng vẫn đang được nghiên cứu cho điều trị rạn da. Mặc dù giúp khắc phục nhanh chóng tình trạng rạn da nhưng các phương pháp này rất tốn kém.
Rạn da mông ở nam hay ở nữ đều không dễ điều trị khỏi hoàn toàn. Phòng ngừa vẫn là cách tốt nhất để giữ cho làn da không bị rạn. Bạn hãy lưu ý chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc, mỹ phẩm lành mạnh cho da nhé! Đồng thời, bạn có thể tìm hiểu sản phẩm trị rạn da - nứt ra nếu bạn muốn khắc phục tình trạng rạn da.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.