Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rạn da tuổi dậy thì và những điều cần biết

Ngày 17/01/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Không chỉ người lớn, thanh thiếu niên dậy thì cũng có thể bị rạn da. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể phát triển nhanh chóng. Cha mẹ cần quan tâm đến vấn đề này và có biện pháp hiệu quả giúp bé phòng tránh rạn da.

Rạn da là tình trạng phổ biến xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, trẻ em ở tuổi dậy thì cũng rất dễ bị rạn da do cơ thể phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, có rất ít phụ huynh nghĩ đến vấn đề này để giúp con phòng tránh.

Rạn da tuổi dậy thì và những điều cần biết 1

Khá ít phụ huynh chú ý đến vấn đề rạn da tuổi dậy thì.

Nguyên nhân gây rạn da tuổi dậy thì là gì?

Da được cấu tạo bởi các sợi mô liên kết bao gồm: collagen và elastin. Chúng có khả năng đàn hồi, nhưng cũng có thể đứt gãy tạo thành vết rạn da khi bị kéo căng quá mức. Ban đầu, những vết rạn xuất hiện trên da có màu hồng, đỏ hoặc tím. Qua thời gian, chúng dần chuyển thành những vết lõm màu trắng hoặc màu bạc.

Bên cạnh phụ nữ mang thai, thanh thiếu niên bước vào độ tuổi dậy thì là đối tượng rất dễ bị rạn da. Đây là điều bình thường vì lúc này cả chiều cao và trọng lượng cơ thể dầu tăng đột ngột. Da bị căng ra quá mức khiến mô liên kết đứt gãy dẫn đến sự hình thành của những vết rạn da.

Bên cạnh lý do trên, nguyên nhân khiến vết rạn da xuất hiện có thể bao gồm:

  • Bệnh lý: Một số căn bệnh như hội chứng Cushing, bệnh lý tuyến thượng thận, marfan… cũng làm xuất hiện vết rạn da.
  • Yếu tố di truyền: Nếu có cha hoặc mẹ bị rạn da thì trẻ có nguy cơ cao cũng bị rạn da.
  • Da khô: Những ai có làn da không cũng dễ bị rạn da.

Vết rạn da có hết không?

Thật không may, rạn da là một loại tổn thương vĩnh viễn. Qua thời gian, những vết rạn không thể tự liền hoàn toàn mà chỉ thay đổi màu sắc giống với vùng da xung quanh. Chúng trở nên mờ đi và khó nhận biết hơn.

Do đó, phụ huynh cần giúp bé phòng tránh rạn da tuổi dậy thì từ sớm. Những biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Kiểm soát cân nặng và giữ cho trẻ không bị tăng cân quá nhanh.
  • Chú trọng đến vấn đề chăm sóc da, nhất là đối với những bé có da khô.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, vitamin A, C, E giúp da duy trì độ dàn đồi và tránh hình thành vết rạn.

Vết rạn da thường xuất hiện ở những vị trí nào?

1. Đùi và ngực

Trẻ dậy thì có đùi và tuyến vú phát triển nhanh chóng. Đùi là bộ phận có cơ bắp hoạt động mạnh và vú là khu vực có mô mỡ tăng trưởng mạnh. Chính vì thế, da những vùng này nhanh chóng bị căng ra dẫn đến sự xuất hiện của những vết rạn da. Ban đầu, các vết rạn thường có màu hồng rồi chuyển dần sang màu tím.

Rạn da tuổi dậy thì và những điều cần biết 2

Đùi là khu vực dễ xuất hiện vết rạn da.

2. Lưng

Trẻ dậy thì nếu không được kiểm soát cân nặng thì cũng dễ bị rạn da. Những vết rạn có thể xuất hiện ở vùng lưng trên và lưng dưới. Bên cạnh tăng cân, rạn da vì giảm cân cũng là tình trạng phổ biến.

3. Cánh tay

Dậy thì đi cùng với sự phát triển của cơ bắp cánh tay. Da căng lên trong thời gian ngắn do cơ bắp phát triển dẫn đến sự hình thành của những vết rạn da. Thông thường, bé gái có vết rạn xuất hiện vùng cánh tay trên và bé trai thì ngược lại.

4. Vai, bụng, mông, đầu gối và chân

Sử dụng thuốc bôi và mỹ phẩm cũng có dẫn đến rạn da. Những bé sử dụng kem chứa steroid và cortisone quá mức có thể bị rạn da ở những khu vực như: vai, bụng, mông, đầu gối và chân.

Làm cách nào để làm mờ vết rạn da?

Những vết rạn da tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể làm da kém thẩm mỹ. Điều này có thể khiến trẻ trở nên tự tin và khó hòa nhập cùng bạn bè. Để giúp vết rạn mờ đi, cha mẹ có thể thử áp dụng những cách sau.

1. Cho trẻ tập thể dục đều đặn

Tập thể dục là phương pháp kiểm soát cân nặng và ngăn rạn da hiệu quả. Bên cạnh đó, rèn luyện thể chất còn giúp điều hòa nội tiết tố giúp làn da trở nên săn chắc hơn.

2. Nhắc trẻ uống đủ nước

Da khô do thiếu nước cũng là nguyên nhân dẫn đến rạn da. Tốt nhất nên nhắc nhở con uống từ 3 - 4 ly nước mỗi ngày để giúp duy trì làn da mềm mại và đàn hồi.

Rạn da tuổi dậy thì và những điều cần biết 3

Uống đủ nước là cách đơn giản để duy trì làn da khỏe mạnh.

3. Bổ sung thực phẩm tốt cho da

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin A và C, giúp hỗ trợ làm mờ vết rạn da hiệu quả. Những loại thực phẩm như cam, bưởi, sữa, quả đào… là nguồn vitamin dồi dào giúp tạo collagen và elastin, hỗ trợ duy trì một làn da khỏe mạnh.

Rạn da tuổi dậy thì và những điều cần biết 4

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C giúp làm mờ vết rạn da hiệu quả.

4. Dùng kem thoa trị rạn da

Nếu vết rạn xuất hiện quá nhiều, tốt nhất là hãy cho con thăm khám bác sĩ da liễu để được điều trị hiệu quả. Trẻ sẽ được chỉ định sử dụng các loại kem có chứa collagen và elastin có tác dụng phục hồi da.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về tình trạng rạn da tuổi dậy thì. Nếu có thể, hãy phòng ngừa rạn da cho bé bằng cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khuyến khích hoạt động thể chất và nhắc nhở trẻ uống đủ nước.

Uyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm