Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rạn da khi mang thai không còn là tình trạng quá xa lạ. Tuy nhiên, tuỳ cơ địa mỗi người mà sẽ có các mức độ rạn khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho phụ nữ hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra những vết rạn da khi mang thai cũng như cùng đồng hành giúp đỡ phụ nữ vượt qua nỗi lo âu về tình trạng này nhé!
Rạn da khi mang thai là một vấn đề phổ biến thu hút sự quan tâm của rất nhiều phụ nữ khi bước vào hành trình làm mẹ. Mang thai không chỉ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho phụ nữ mà kèm theo đó là nỗi lo lắng khi phải đối mặt với những vết rạn da trong quá trình mang thai. Vậy những vết rạn da này xuất phát từ đâu? Những vết rạn này có khỏi không và có cách điều trị không? Để hạn chế tình trạng rạn da này thì có những cách phòng ngừa nào?
Rạn da là các đường vân hay các vệt lõm vào trong xuất hiện ở các vùng da như vùng mông, hông bụng hoặc các vùng da khác. Rạn da khi mang thai là tình trạng mà vết rạn hình thành như một loại sẹo trên cơ thể gây mất thẩm mỹ. Vết rạn được tạo ra có thể do nhiều yếu tố trong đó có thể kể đến như:
Tăng cân trong quá trình mang thai: Khi mang thai người phụ nữ rất dễ bị tăng cân dẫn đến việc các lớp mỡ bên dưới tăng kích thước, số lượng khiến cho lớp da trên bề mặt bị căng ra làm xuất hiện tình trạng rạn da. Tình trạng này diễn ra một cách nhanh chóng khi da căng ra và co lại trong thời gian ngắn.
Thay đổi hormone trong cơ thể: Việc mang thai sẽ dẫn đến những thay đổi trong và ngoài cơ thể đặc biệt là sự thay đổi hormone nhất là các hormone estrogen và progesteron khiến cho da trở nên yếu đi, kém đàn hồi.
Melatonin sản xuất nhiều: Việc thay đổi các hormone dẫn đến melatonin trong cơ thể tăng sản xuất làm cho da không đều màu. Chính vì vậy mà tùy theo vị trí trên cơ thể cũng như cơ địa mà các vết rạn sẽ có màu sắc xanh, đỏ, hồng, tím… khác nhau.
Thai nhi tăng phát triển: Thai nhi tăng phát triển cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng rạn da khi mang thai trở nên nặng hơn. Thai nhi tăng kích thước dẫn đến lớp da bên ngoài cũng sẽ bị căng nhiều hơn dễ dẫn việc việc rách da tạo nên các vết rạn.
Rạn da khi mang thai là tình trạng mà hơn 80% phụ nữ khi mang thai sẽ gặp phải và đây cũng là một trong những nỗi lo âu mà phái đẹp luôn tự ti khi đến giai đoạn làm mẹ. Khi mang thai, ngoài việc gây mất thẩm mỹ thì các vết rạn da còn gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu cho các mẹ bầu.
Thông thường, các vết rạn da mức độ nhẹ có thể không cần điều trị, chúng có thể mờ dần sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, tuỳ vào cơ địa mỗi người, tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ, vết rạn nhiều hay ít mà có thể cần hoặc không cần điều trị.
Nếu các vết rạn nhiều và lõm vào trong sâu, sau một thời gian không điều trị có khả năng sẽ khó hồi phục dẫn đến bị sẹo vĩnh viễn. Chính vì vậy mà các mẹ cần quan tâm đến những vết rạn da ngay từ đầu quá trình mang thai để có thể khắc phục kịp thời và sớm nhất tránh các tình trạng nặng hay để rạn thời gian dài.
Rạn da khi mang thai không chỉ gây mất thẩm mỹ cho mẹ bầu mà nó còn để lại hậu quả trong thời gian dài sau đó, thậm chí không bao giờ biến mất. Các vết rạn cũng có thể gây ngứa khiến mẹ vô cùng khó chịu. Chính vì vậy, phòng ngừa từ khi nó chưa xuất hiện là giải pháp giúp bảo vệ mẹ một cách tối ưu.
Để hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai các mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây:
Bổ sung vào chế độ ăn uống những thực phẩm giúp tăng cường collagen, giàu vitamin E, giàu omega-3 và omega-6,... để tăng tính đàn hồi, cải thiện vết rạn như việt quốc, rau bina, bơ, hạnh nhân, dầu oliu, cá hồi,...
Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm chứa các chất có khả năng chống oxy hóa để bảo vệ và nuôi dưỡng làn da như việt quất, dâu tây, cải bó xôi… Bên cạnh đó, một số thực phẩm giàu vitamin A giúp hồi phục các mô da bị tổn thương do rạn gây nên như ớt chuông, cà rốt, khoai lang,…
Tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bị rạn da khi mang thai. Chính vì vậy, kiểm soát cân nặng là giải pháp để hạn chế tình trạng này. Việc kiểm soát cân nặng không phải là mẹ ăn ít đi mà hãy lên một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, tăng vitamin, khoáng chất, hạn chế tinh bột. Đặc biệt, hãy ăn uống điều độ và tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn của bạn.
Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm lành tính, an toàn cho làn da bà bầu và bôi ở các vùng dễ rạn như là vùng bụng, hông, ngực và mông.
Bạn có thể dùng dầu dừa hay là các loại tinh dầu thảo dược để thoa lên vùng da cần dưỡng ẩm và massage nhẹ nhàng. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên xoa mạnh tay vào vùng bụng, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Đặc biệt các mẹ bầu cần chú ý bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Quá trình hydrat hóa là rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ các mẹ bầu giảm thiểu tình trạng rạn da khi mang thai.
Tập luyện một số môn thể thao nhẹ nhàng không chỉ giúp các mẹ tăng tính đàn hồi cho da và xương mà còn hỗ trợ các mẹ trong quá trình sinh đẻ được dễ dàng hơn.
Kem chống rạn da cũng là biện pháp được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng áp dụng. Đây là biện pháp vừa tiện lợi, dễ dàng mà hiệu quả đem lại tương đối cao. Tuy nhiên, bạn nên chọn lựa những loại kem chống rạn được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên, tránh xa hóa chất vì nó không chỉ không tốt cho mẹ mà còn có thể gây hại cho thai nhi.
Hy vọng các thông tin trong bài viết trên có thể giúp các mẹ có thêm một số biện pháp để giảm các vết rạn da khi mang thai và có một thai kỳ vui khoẻ. Mang thai là một hành trình vô cùng thiêng liêng và quý giá. Vì vậy, những vết rạn da khi mang thai chính là những minh chứng đẹp đẽ cho tình mẹ và sự hy sinh của người phụ nữ trong hành trình làm mẹ. Chính vì vậy mong rằng các mẹ hãy luôn tự tin là chính mình và yêu cơ thể trong cuộc hành trình thiêng liêng này nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.