Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện tượng rạn da không chỉ xảy ra ở nữ giới, nhất là phụ nữ sau sinh mà các đấng mày râu cũng có nguy cơ cao bị tình trạng này. Vậy rạn da ở nam giới do đâu, làm sao chữa rạn da ở nam giới? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, chăm sóc ngoại hình lẫn làn da là nhu cầu thiết yếu của mọi người, bất kể nam hay nữ. Do đó, khi làn da xuất hiện những những vết rạn sẽ là mối quan tâm hàng đầu và việc tìm cách chữa trị là việc cần thiết.
Sự thay đổi đột ngột mô da (da quá căng hoặc co lại nhanh chóng) khiến hai thành phần chính hỗ trợ cho làn da là collagen và elastin bị phá vỡ. Khi da lành lại, vết rạn da có thể xuất hiện.
Vết rạn da thực chất là một dạng sẹo và có thể ở bất kì vị trí nào trên cơ thể (thường vùng bụng và đùi là hai vị trí dễ bị rạn nhất). Tùy theo màu da, lượng mô mỡ đệm bên dưới da mà khi vết rạn nứt trên da xuất hiện lần đầu tiên sẽ có các màu sắc khác nhau, có thể màu đỏ, tím, hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm.
Cho dù là màu sắc nào thì khi da bị đột ngột “xé rách” như vậy cũng cảnh báo làn da đã bị tổn thương. Dần dần, những vết rạn sẽ nhạt màu, chìm dưới da nên khi bạn chạm lên vết rạn da cũ sẽ cảm nhận được sự lõm nhẹ trong da. Dù nhạt màu nhưng rạn da vẫn làm mất thẩm mỹ về sự đồng nhất màu da.
Hiện tượng rạn da ở nam giới cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân nhưng một số yếu tố sau đây được xem là tác nhân:
Rạn da nói chung, rạn da ở nam giới nói riêng tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng vừa gây mất thẩm mỹ vừa có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Chưa kể, người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng da khô tại vùng da rạn.
Do đó, việc áp dụng các biện pháp điều trị rạn da ở nam giới là hết sức cần thiết. Dưới đây là một số cách trị rạn da đấng mày râu có thể tham khảo và áp dụng để cải thiện bệnh da liễu này:
Dựa trên mức độ rạn da mỗi người, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân dùng loại thuốc phù hợp, thông thường là sử dụng axit hyaluronic và bổ sung vitamin A để điều trị rạn da, làm mờ các vết rạn trên da.
Khi sử dụng các loại kem retinoid để trị rạn da, bệnh nhân phải thoa thường xuyên, đều đặn mới cải thiện được tình trạng rạn da. Khi thoa phải kết hợp massage nhẹ nhàng để giúp hoạt chất có trong kem được thẩm thấu sâu vào trong da mới phát huy tác dụng.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể áp dụng việc trị liệu bằng phương pháp hiện đại tùy theo nhu cầu bệnh nhân, điển hình như phương pháp laser, lăn kim, liệu pháp ánh sáng đỏ, phương pháp microdermabrasion…
Khi sử dụng các loại kem retinoid, bệnh nhân phải thoa thường xuyên, đều đặn.
Chữa rạn da ở nam giới có thể dùng một số biện pháp tại nhà bằng các nguyên liệu có công dụng dưỡng ẩm, cung cấp các dưỡng chất cho da, giúp nhanh chóng làm lành và phục hồi vùng da bị tổn thương…
Dưới đây là các nguyên liệu được dùng phổ biến trong điều trị rạn da:
Những biện pháp chữa rạn da ở nam giới tại nhà có ưu điểm là nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp, an toàn và lành tính cho sức khỏe lẫn làn da. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có hiệu quả đối với tình trạng rạn da vừa khởi phát chứ không phải với những vết rạn lâu năm.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các sản phẩm kem trị rạn da uy tín, hiệu quả như tinh dầu trị rạn da mờ sẹo Bio-Oil để sử dụng điều trị. Đây là sản phẩm chuyên dụng dùng để điều trị rạn da và da không đều màu.
Mặc dù rạn da nói chung, rạn da ở nam giới nói riêng không có cách nào phòng ngừa không xảy ra nhưng chúng ta vẫn có thể chủ động áp dụng những điều sau đây để bảo vệ làn da, giảm nguy cơ bị rạn:
Trên đây là những thông tin về tình trạng rạn da ở nam giới, giúp đấng mày râu hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa lẫn điều trị khi bị rạn da. Cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết mình cần phải làm gì để điều trị cũng như phòng tránh căn bệnh này.
Phúc Khang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.