Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Răng cửa là răng nào và chức năng của răng cửa là gì?

Ngày 15/10/2022
Kích thước chữ

Người trưởng thành thường có 32 chiếc răng, mỗi răng đều đảm nhận những chức năng khác nhau. Răng cửa gồm có 4 chiếc hàm trên và 4 chiếc hàm dưới. Chúng có tác dụng chính trong việc cắn, phát âm và thẩm mỹ. Một hàm răng đẹp dựa vào chủ yếu răng cửa.

Vì nằm ở ngay ngoài nên răng cửa có rất nhiều ý nghĩa quan trọng. Một trong số đó là tính thẩm mỹ. Vậy để có răng cửa chắc khỏe mọi người cần chăm sóc như thế nào?

Răng cửa là răng nào?

Bình thường, người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng và được chia thành 4 nhóm là răng cửa, răng nanh, răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Mỗi nhóm răng đều đảm nhận những chức năng nhất định. Trong đó, răng cửa là những răng nằm ở phía trước của hàm và có tất cả là 8 chiếc. Có 4 chiếc răng cửa ở hàm trên và 4 chiếc răng ở hàm dưới. Trẻ em cũng có đầy đủ các răng cửa.

 Thông thường khi trẻ 6 tháng tuổi, chúng sẽ mọc chiếc răng cửa đầu tiên. Răng cửa của cả người lớn và trẻ em đều các đặc điểm như sau:

  • Hình dáng: Răng cửa có hình dáng giống như chiếc xẻng, rìa cắn vô cùng sắc bén. Đa số những chiếc răng cửa chỉ có một chân răng.
  • Cấu tạo: Cấu tạo răng cửa cấu tạo gồm 3 lớp là tủy răng, ngà răng và men răng.
  • Đặc điểm về chức năng: Tương tự như các răng khác trong hàm, chức năng răng cửa bao gồm chức năng cắn, nhai, thẩm mỹ và phát âm.
Răng cửa là răng nào và chức năng của răng cửa là gì? 1 Răng cửa nằm ở ngay vị trí trước hàm và tiếp xúc với môi

Chức năng của răng cửa là gì?

Giống như các chiếc răng khác của hàm thì răng cửa cũng bao gồm các chức năng: Cắn, thẩm mỹ và phát âm.

Chức năng cắn và nhai của răng cửa

Cắn và nhai là nhiệm vụ quan trọng nhất của răng cửa, giúp cho quá trình quá trình tiêu hóa tại dạ dày và ruột non diễn ra dễ dàng hơn. Trong đó, chức năng chính của răng cửa là cắn và chia cắt nhỏ thức ăn thành các mảnh. Nhờ đó quá trình nhai, nghiền thức ăn được diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Với chức năng như vậy, các bệnh lý của răng cửa đều có ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn. Hầu hết các trường hợp khiếm khuyết về hình thái của răng cửa, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến khớp cắn như là gãy răng, mẻ răng, mất răng, răng mọc chìa ra ngoài hoặc quặp vào trong... cũng đều ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng ăn nhai của toàn bộ hàm.

Răng cửa là răng nào và chức năng của răng cửa là gì? 2 Mất răng cửa sẽ khiến việc cắn và nhai khó khăn hơn

Chức năng thẩm mỹ

Răng cửa là các răng nằm ngay ở phía trước, bên ngoài của hàm răng và lộ ra khi cười nói. Vì vậy, hình thái răng cửa sẽ ảnh hưởng tới nhiều đến tính thẩm mỹ. Người đối diện sẽ rất dễ phát hiện nếu răng cửa có bất kỳ vấn đề gì, điều này có thể khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại ngùng khi gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. Một số người vì gặp vấn đề ở răng cửa mà ít khi cười nói hoặc khó khăn trong việc giao tiếp. Vì vậy, việc thẩm mỹ chỉnh sửa răng cửa rất được quan tâm, nhất là các chị em phụ nữ.

Niềng răng hiện nay rất được nhiều bạn trẻ quan tâm vì lợi ích mà nó mang lại. Niềng răng giúp răng cửa và các răng còn lại đều hơn, khắc phục tình trạng răng hô. Hơn nữa, việc chỉnh sửa răng cửa còn giúp điều chỉnh các khớp cắn, tránh trường hợp lệch hàm.

Răng cửa là răng nào và chức năng của răng cửa là gì? 3 Niềng răng giúp răng cửa đều và đẹp hơn

Chức năng phát âm

Theo nhiều chuyên gia, khả năng phát âm của mỗi người phụ thuộc khá lớn vào cấu tạo của các răng cửa. Trong trường hợp bạn bị mất răng cửa, việc phát âm của bạn sẽ thay đổi như không thể nói rõ ràng và tròn một số từ ngữ do giảm tương quan giữa các thành phần răng, lưỡi và môi.

Ngoài ra, việc phát âm một số âm trong tiếng việt hoặc tiếng anh đòi hỏi phải có sự tiếp xúc giữa lưỡi và răng cửa mới có thể phát âm chuẩn. Do đó, nếu răng cửa có khiếm khuyết sẽ khó phát âm chuẩn. Nếu răng cửa có hình dạng không đẹp hoặc mất răng thì mọi người nên can thiệp thẩm mỹ sớm để có hàm răng đẹp và phục vụ cho việc phát âm chính xác hơn.

Phương pháp vệ sinh răng cửa đúng cách

Để các răng cửa nói riêng và hàm răng nói chung luôn sạch sẽ, khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ các bệnh lý răng miệng thì cần chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống và các thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Những cách chăm sóc răng cửa là:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa thành phần fluor và mỗi lần đánh ít nhất trong vòng 3 phút. Bên cạnh đó, mọi người nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh làm tổn thương men răng. Hơn nữa mọi người cũng có thể lựa chọn bàn chải điện và tăm nước để răng được vệ sinh kỹ hơn.
  • Cần đánh răng sau khi ăn ít nhất 30 phút, đặc biệt là thức ăn có hàm lượng đường cao. Vì thức ăn chứa nhiều đường sẽ tạo điều kiện làm cho vi khuẩn phát triển tốt hơn từ đó tăng nguy cơ gây ra tình trạng sâu răng.
  • Uống nước hoặc súc miệng bằng nước muối sau khi ăn. Tuyệt đối không đánh răng ngay sau khi ăn để bảo vệ men răng.
  • Nên thay bàn chải mới sau 3 tháng hoặc khi thấy bàn chải có dấu hiệu bào mòn.
  • Ngoài bàn chải thì có thể dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch các vụn thức ăn, mảng bám còn sót lại trên răng và trong kẽ răng.
  • Không nên dùng tăm để xỉa răng nhằm bảo vệ nướu răng và giúp khoảng cách giữa các kẽ răng không bị thưa.
  • Không dùng răng cửa để cắn các vật cứng như bút, nắp chai...
  • Có thể dùng các dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi các môn thể thao mạnh nhằm hạn chế xảy ra chấn thương.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, quả sấy ngọt... và các thực phẩm có tính acid mạnh.
  • Bổ sung thêm những thực phẩm có giàu thành phần canxi và flour trong chế độ ăn hằng ngày để giúp răng được chắc khỏe hơn.
Răng cửa là răng nào và chức năng của răng cửa là gì? 4 Đánh răng thường xuyên để có hàm răng chắc khỏe hơn

Vì răng cửa quyết định rất nhiều đến tính thẩm mỹ của hàm răng nên mọi người cần chú ý và chăm sóc cẩn thận. Khi răng cửa có bất kỳ vấn đề gì thì mọi người gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa để ý đến sức khỏe của răng miệng, từ đó gây ra vấn nhiều về răng. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm kiến thức về răng cửa và cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh và đừng quên theo dõi các bài viết khác của Nhà thuốc Long Châu để cập nhập thêm kiến thức nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin