Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Răng khôn mọc ở đâu trên cung hàm?

Ngày 20/05/2024
Kích thước chữ

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng của hàm. Răng khôn gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc rằng, răng khôn mọc ở đâu trên cung hàm?

Răng khôn thường là chiếc răng mọc cuối cùng, nhô lên gây chen chúc và chúng có thể đẩy lên các răng khác, gây ra tình trạng đau răng khôn do quá tải và lệch lạc hàm răng. Hãy cùng tìm hiểu về vị trí chính xác của răng khôn trên cung hàm. Răng khôn mọc ở đâu trên cung hàm?

Răng khôn mọc ở đâu trên cung hàm?

Răng khôn mọc ở đâu trên cung hàm là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc. Răng khôn, còn được gọi là răng hàm thứ ba hoặc răng cối lớn thứ ba, mọc tại vị trí cuối cùng của cung hàm. Mỗi người trưởng thành có 32 chiếc răng vĩnh viễn, trong đó có 4 chiếc răng khôn mọc ở bốn góc cuối của hàm. Tuy nhiên, do cơ địa và yếu tố di truyền, có thể một số người không bao giờ phát triển răng khôn, hoặc chỉ mọc ra 1, 2, hoặc 3 chiếc.

rang-khon-moc-o-dau-tren-cung-ham 1.jpg
Răng khôn là răng hàm thứ ba mọc tại vị trí cuối cùng của cung hàm

Răng khôn không mọc: Đôi khi, người trưởng thành vẫn không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của răng khôn sau khi đã qua tuổi mọc răng. Trong trường hợp này, răng khôn có thể tiếp tục nằm sâu bên trong xương hàm mà không bao giờ phát triển.

Răng khôn mọc thẳng: Ở một số người, các răng khôn có thể phát triển thẳng, không gây ra vấn đề xâm lấn hay va chạm với các răng lân cận. Mặc dù quá trình mọc răng này có thể gây ra những triệu chứng như đau đớn, sưng lợi, hoặc sốt, nhưng những biểu hiện này thường tạm thời và sẽ giảm đi khi quá trình mọc hoàn thành.

Răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch: Đây là trường hợp phổ biến nhất và thường gặp. Răng khôn mọc không đúng hướng hoặc chỉ mọc một phần, có thể gây ra đau đớn, sưng tấy, và ảnh hưởng đến sức khỏe của nướu và xương hàm.

Cấu tạo và chức năng của răng khôn

Răng khôn có cấu tạo giống như các loại răng khác, bao gồm thân răng và chân răng. Thân răng là phần ở trên nướu, trong khi chân răng nằm ẩn sau xương hàm và được cố định bằng các dây chằng nha chu. Số lượng chân răng thường biến đổi tùy thuộc vào loại răng và vị trí của nó, và răng khôn không có một số lượng chân răng cố định.

rang-khon-moc-o-dau-tren-cung-ham 2.jpg
Răng khôn không có một số lượng chân răng cố định

Răng khôn có cấu trúc tương tự như các loại răng khác, bao gồm ba phần chính:

Men răng: Đây là lớp men bọc bên ngoài thân răng, cung cấp một lớp bảo vệ cho răng. Men răng chủ yếu bao gồm chất vô cơ, chiếm khoảng 96% tổng lượng, làm cho men răng trở nên rất cứng và chịu được các lực tác động mạnh.

Ngà răng: Là phần bên trong của men răng, ngà răng không cứng bằng men răng và có màu vàng nhạt. Được hình thành từ khoảng 70% chất vô cơ, 30% là chất hữu cơ và nước, ngà răng chiếm phần lớn khối lượng của răng. Do chứa các ống thần kinh, ngà răng rất nhạy cảm với các tác động từ nhiệt độ bên ngoài, như nhiệt độ nóng hoặc lạnh.

Tủy răng: Nằm trong buồng tủy và ống tủy của răng, tủy răng chứa các mạch máu, dây thần kinh và mạch hạch, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và duy trì sự sống cho răng. Tủy răng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng và duy trì sức khỏe cho răng.

Chức năng của răng khôn không phải là hỗ trợ trong quá trình nghiền nhai thức ăn như các chiếc răng khác trên cung hàm. Thực tế, với cấu trúc hàm chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng, sự xuất hiện của răng khôn thường gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.

rang-khon-moc-o-dau-tren-cung-ham 3.jpg
Răng khôn thường gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe

Mọc răng khôn thường đi kèm với viêm nhiễm, là biến chứng phổ biến nhất. Sự sưng tại vị trí răng mọc khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập, gây ra cảm giác đau đớn, sưng húp, và đôi khi có mủ chảy ra. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan ra các khu vực khác trong miệng, bao gồm lưỡi, má, và thậm chí là gây ra nhiễm trùng máu.

Răng khôn khi mọc cũng có thể gây tổn thương cho các răng và mô mềm xung quanh. Bởi vì không có đủ không gian để phát triển, răng khôn thường đẩy vào thân hoặc chân của các răng khác, dẫn đến tổn thương, lung lay, và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây ra sâu răng và viêm tủy răng. Sự mọc lệch của răng khôn có thể gây ra tổn thương cho các vị trí mà chúng chèn vào.

Nếu răng khôn mọc ngầm, chúng có thể phát triển thành các khối u hoặc nang bệnh lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm cũng có thể chèn ép lên các dây thần kinh, gây ra rối loạn cảm giác ở môi, da, niêm mạc, và các răng xung quanh.

Do răng khôn thường mọc ở vị trí cuối cùng của hàm, nên thường khó vệ sinh. Nếu răng mọc lệch hoặc mọc ngang, thức ăn dễ bám vào kẽ răng hoặc chân răng, dẫn đến nguy cơ sâu răng.

Có nên nhổ răng khôn hay không?

Có nên nhổ răng khôn hay không tùy thuộc vào cách mọc của những chiếc răng này xem chúng có tiềm ẩn biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Thông thường, các nha sĩ sẽ cân nhắc quá trình nhổ răng khôn để chủ động loại bỏ sớm là tốt nhất hay không.

rang-khon-moc-o-dau-tren-cung-ham 4.jpg
Có nên nhổ răng khôn hay không?

Sau khi nhổ, vùng răng vừa bị nhổ có thể tiếp tục chảy máu trong ngày đầu tiên, và các hiện tượng sưng đau, bầm, thâm tím có thể kéo dài khoảng một tuần để hồi phục. Để giảm đau và sưng, nên chườm đá lên vùng răng bị nhổ; uống nhiều nước và ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa để giảm việc áp lực lên vùng nhổ răng. Tránh ăn thức ăn quá cứng, không uống rượu bia, đồ uống có gas, và không hút thuốc trong những ngày đầu sau khi nhổ răng.

Do vị trí của răng khôn nằm gần các dây thần kinh, nên dù hiếm gặp, quá trình nhổ răng khôn có thể gây tổn thương cho các dây thần kinh và dẫn đến mất cảm giác ở vùng môi, lưỡi, và cằm. Nhổ răng khôn ở hàm trên cũng có thể ảnh hưởng đến vùng xoang. Vì vậy, khi quyết định nhổ răng khôn bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ cơ sở vật chất và nha sĩ có chuyên môn và tay nghề cao.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thể giải đáp thắc mắc răng khôn mọc ở đâu trên cung hàm? Răng khôn thường mọc trong cùng của hàm, gây đau nhức, xô lệch hàm vì vậy mà các nha sĩ thường chỉ định nhổ bỏ răng khôn.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin