Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rau móp đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, có thể trị bệnh và chế biến thành nhiều món ăn tuyệt vời. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay về loại rau này dưới đây nhé!
Rau móp là loại rau rừng mọc hoang, tuy không quá phổ biến nhưng loại rau này lại được số ít người sành ăn biết đến. Rau đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, có thể trị bệnh và chế biến thành nhiều món ăn tuyệt vời. Cùng tìm hiểu ngay về loại rau này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Rau móp hay còn được biết đến với nhiều cái tên như móp gai, mướp gai, ráy gai… Loại rau này thường mọc ở những nơi có môi trường ẩm ướt như ven suối, bờ ao, vùng ngập nước. Rau móp gai mọc thành vườn rậm rạp và được phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Vì thân dưới và củ có nhiều gai bao phủ, vì thế, trong kháng chiến, rau móp gai trở nên gần gũi và là vũ khí lợi hại giúp chống phá giặc xâm lược của ông cha ta. Rau móp có phần thân cứng, nhiều gai bao phủ, rễ to. Lá cây rau móp có hình dạng với nhiều rãnh sâu, cọng lá có nhiều gai nhọn giúp bảo vệ cho thân. Các cuống cọng lá suôn dài, có màu xanh lá nhạt.
Đọt non và lá cây móp gai thường được người dân thu hoạch, chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Củ cây móp gai vị cay, ấm, được sử dụng làm liều thuốc bổ chữa các bệnh liên quan đến gan, thận và nhiều bệnh khác.
Loại rau rừng này được coi như một đặc sản xứ Nam Bộ. Từ kháng chiến, khi còn khó khăn, ông cha ta đã hái loài rau này để ăn độn cơm chống đói. Cho đến nay, "thứ rau nghèo" này lại trở thành đặc sản ra khắp chốn đô thị. Không chỉ dùng chế biến các món ăn ngon, người dân dùng rau để buôn bán, kinh doanh, làm kinh tế chính cho gia đình.
Rau móp là loại rau dân dã, mọc hoang, chúng thường dễ sống và dễ thích nghi với môi trường khắc nghiệt và không quá khó để tìm kiếm. Dù vậy, công dụng của loại rau này lại đáng kinh ngạc, không thể xem thường. Và đó là lý do rau móp được lưu vào sách Đông y như một vị thuốc quý. Vậy rau móp có tác dụng gì?
Theo Y học cổ truyền, thân và rễ cây móp có tính vị cay, ấm. Chúng có tác dụng hiệu quả trong việc làm vị thuốc điều trị cho các bệnh như gan, thận. Củ móp gai có tính mát, thanh nhiệt, giải độc cao. Chính vì vậy, nó có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan. Rau còn giúp làm tán ứ, điêu đờm và lợi tiểu, điều trị hiệu quả các chứng viêm xơ gan, phù nề, bí tiểu, tê buốt…
Công dụng này của rau móp rất có ích cho những người bị tổn thương chức năng gan. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tổn thương đó là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, hay nhậu nhẹt và sử dụng đồ cay nóng thường xuyên. Bệnh thường gặp nhất đối với những quý ông ở độ tuổi từ 35 đến 50.
Theo Y học hiện đại, trong rau móp chứa thành phần chống oxy hóa polyphenol và vitamin C. Nó giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, làm đẹp da rất tốt.
Bên cạnh đó, lượng vitamin C dồi dào có trong rau móp cũng giúp kháng viêm hiệu quả, chữa lành các vết sưng tấy, lở loét.
Rau móp chứa hàm lượng chất xơ cao. Nó tốt cho hệ tiêu hóa, giúp phòng ngừa táo bón, làm giảm cân, thanh lọc cơ thể và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.
Phần củ cây rau móp dùng sắc nước uống có công dụng giúp hạ huyết áp một cách nhanh chóng. Vị thuốc này được sử dụng nhằm tán ứ, giảm tắc nghẽn và áp lực lên thành mạch máu. Nó giúp những bệnh nhân bị cao huyết áp nhanh chóng ổn định sức khỏe, không còn hoa mắt, xây xẩm.
Ngoài ra, củ rau móp giúp phòng ngừa hiệu quả một số biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp. Chính vì vậy, những người lớn tuổi hoặc bệnh nhân cao huyết áp nên sử dụng rau móp thường xuyên. Có thể chế biến món ăn phù hợp, dân giã hằng ngày hoặc phơi khô sắc nước uống.
Như đã biết, mọi bộ phận của rau móp đều được tận dụng giúp chế biến món ăn hoặc làm thuốc hiệu quả. Riêng đọt non và lá rau móp, chúng được dùng để chế biến các món ngon đặc sản. Thậm chí, người dân còn kinh doanh thực phẩm được chế biến từ rau móp. Bạn có thể tham khảo một số món ngon được chế biến từ loại rau này dưới đây:
Rau móp muối chua là món ăn đặc sản của người dân vùng Nam Bộ. Không chỉ chế biến món ăn dân dã, rau móp muối chua được người dân kinh tế hóa, trở thành đặc sản đi khắp các vùng miền và đem lại nguồn kinh tế chính cho gia đình.
Rau móp được ngắt các phần đọt non, bỏ đi thân, cọng già cứng. Sau đó, người ta ngâm rau ngót với nước muối pha loãng và để ráo nước.
Trần rau ngót với nước sôi, sau đó cho vào ngâm nước lạnh giúp rau móp có thể giòn hơn. Sau khi vớt, để ráo nước, cho rau móp vào hũ nước vo gạo, dùng chén đè rau xuống. Để hũ rau trong nhiệt độ phòng giúp rau được lên men và chuyển sang màu vàng.
Phần rau sau khi muối chua được rửa sạch, để ráo nước và nêm nếm thêm đường, tỏi, ớt giúp ăn vừa miệng với cơm. Món muối chua này dùng để ăn kèm với bữa cơm đơn giản hoặc dùng để kho cá, canh chua rất ngon, giòn, kích thích vị giác.
Món gỏi góp rau móp được rất nhiều người dân và du khách yêu thích. Món gỏi có hương vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay, rất cuốn hút. Món gỏi dai giòn sựt sựt trộn kèm với thịt gà tạo cảm giác cực thanh mát, ngon miệng.
Rau móp xào tỏi được dùng hằng ngày trong các bữa cơm dân giã, chỉ cần múc ra đĩa là có thể đánh chén ngay với bát cơm nóng hổi. Món rau móp xào này ngon, ngọt bùi, hấp dẫn, kích thích vị giác cực cuốn hút. Nhiều gia đình lại thích kết hợp món xào ăn cùng cá chiên, cá kho cũng rất hợp khẩu vị.
Rau móp tuy là món ăn ngon, vị thuốc bổ rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, món ăn này thường có thể ăn sống và sử dụng nhiều bộ phận của rau để điều chế thuốc. Chính vì vậy, khi sử dụng, cần tiết chế với liều lượng phù hợp. Theo các y sĩ Đông y khuyên, bạn có thể sử dụng rau móp khô để điều chế vị thuốc nhằm kiểm soát tính dược có trong thuốc.
Nếu dùng rau móp sống, cần rửa sạch nhiều lần với nước muối để loại bỏ bụi bẩn và ký sinh trùng bám trên rau.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn món rau móp - vị thuốc có tác dụng tuyệt vời. Hy vọng bài viết đem lại thông tin hữu ích cho bạn, giúp bạn có thể tận dụng và chế biến loại rau này một cách tốt nhất!
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.