Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ký sinh trùng: Sinh vật ký sinh trên người

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới đặc điểm về thời tiết, khí hậu, khu hệ động, thực vật phong phú, rất thích hợp cho ký sinh trùng phát triển. Bệnh do ký sinh trùng (KST) là một bệnh thường gặp và rất phổ biến, gây rất nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Bệnh do ký sinh trùng là gì? 

Ký sinh trùng ở người là sinh vật ký sinh trên người và nhận được chất dinh dưỡng từ người (vật chủ). Có 3 loài ký sinh trùng:

  • Động vật đơn bào nguyên sinh.

  • Giun sán (giun).

  • Kí sinh ngoài như ghẻ và chấy.

Bệnh ký sinh trùng thường gặp có một số đặc điểm giống nhau về đường lây nhiễm, các yếu tố nguy cơ nên được chia theo nhóm bệnh như bệnh giun truyền qua đất bao gồm giun đũa, giun tóc, giun móc; bệnh sán lá truyền qua thức ăn như sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột; bệnh lây truyền từ động vật sang người như bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun lươn, giun xoắn; ngoài ra còn có một số bệnh nấm, đơn bào khác.

Nhiều bệnh ký sinh trùng lây truyền qua thức ăn hoặc nước uống nhiễm bẩn từ phân Thường gặp ở những vùng có điều kiện vệ sinh và vệ sinh kém. Một số ký sinh trùng ví dụ giun móc có thể xâm nhập vào da khi tiếp xúc với đất bẩn hoặc trong trường hợp nhiễm sán máng khi tiếp xúc vùng nước ngọt. Những loại ký sinh trùng khác ví dụ sốt rét, véc tơ truyền bệnh là động vật chân đốt (muỗi). Hiếm khi, nhiễm ký sinh trùng lây truyền qua truyền máu hoặc kim tiêm hoặc từ mẹ sang con.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh do ký sinh trùng

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng do ký sinh trùng gây ra khác nhau tùy thuộc vào sinh vật cư trú trong cơ thể. Một số dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm ký sinh trùng bao gồm:

  • Đau và co thắt dạ dày.

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.

  • Mất nước.

  • Giảm cân.

  • Sưng hạch bạch huyết.

  • Các vấn đề về tiêu hóa bao gồm táo bón không rõ nguyên nhân, tiêu chảy hoặc khí dai dẳng.

  • Các vấn đề về da như phát ban, chàm, nổi mề đay và ngứa.

  • Đau cơ và khớp liên tục.

  • Mệt mỏi, ngay cả khi bạn ngủ đủ giấc.

  • Trầm cảm hoặc cảm giác thờ ơ.

  • Không bao giờ cảm thấy no, ngay cả sau một bữa ăn lớn.

  • Đói liên tục, ngay cả khi bạn đã ăn đủ.

  • Thiếu sắt/thiếu máu.

  • Nghiến răng khi ngủ.

  • Cảm giác lo lắng không giải thích được.

  • Nhiễm trùng nấm men tái phát.

  • Ngứa hậu môn hoặc âm đạo.

  • Ngứa, đỏ, kích ứng và tiết dịch bất thường từ vùng sinh dục.

  • Khó ngủ hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm.

Các triệu chứng này có thể giống với các dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh tiêu hóa khác. Do đó, điều cần thiết là phải xác nhận tình trạng của bệnh nhân bằng chẩn đoán. 

Tác động của ký sinh trùng đối với sức khỏe

Bệnh ký sinh trùng có thể gây ra các tổn thương tại gan, não, phổi, thận, đường tiêu hoá ở người; gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng, thể lực, phát triển cơ thể. Bệnh ký sinh trùng gây ảnh hưởng cấp tính và lâu dài đến sức khoẻ của người dân, tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng và gây ra những gánh nặng bệnh tật.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Với những người mắc bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, khi thấy có những nguy cơ mắc bệnh dù là dấu hiệu nhỏ nhất, bệnh nhân cũng nên đi xét nghiệm ký sinh trùng để chắc chắn mình có bị bệnh hay không. Đồng thời qua đó có biện pháp hiệu quả, kịp thời.

Một số biểu hiện của bệnh do ký sinh trùng gây ra nhắc nhở bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám đó là:

  • Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và dị ứng ngoài da.

  • Đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày.

  • Táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu.

  • Đầy bụng khó tiêu.

  • Buồn nôn, nôn.

  • Chán ăn, tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun.

  • Đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn.

  • Dị ứng (phát ban, nổi mề đay).

  • Thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi).

  • Ảnh hưởng thần kinh (kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu).

  • Trẻ em có một số triệu chứng như: Nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém...

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bệnh nhân nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm ký sinh trùng

Ở một số vùng trong nước ta, người dân có thói quen hay sở thích ăn một số món chưa qua chế biến như gỏi cá, thịt bò tái, thịt lợn tái, rau sống, cua nướng... cùng với khác biệt tập quán của từng vùng mà chế biến theo một cách riêng. Điều này gây nên những yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn mắc các bệnh như sán như sán lá gan, sán lá phổi, sán dây, ấu trùng sán lợn… phát triển trong cộng đồng.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh ký sinh trùng?

Theo thống kê từ Viện SRKST Trung ương, tại Việt Nam cứ 10 người thì có 7,8 người bị nhiễm bệnh, trong đó nguyên nhân chủ yếu là thói quen ăn uống.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng

Khí hậu nóng ẩm của nước ta là điều kiện môi trường lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển mạnh. Vì thế người dân dễ bị nhiễm ký sinh trùng, những người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn khi có các thói quen sau:

  • Sống và sinh hoạt ở những nơi đông đúc, không đảm bảo vệ sinh.

  • Trẻ em sinh hoạt chung hàng ngày tại lớp trẻ, ăn chung, ngủ chung có thể lây các loại chấy do nằm chung gần các bé đã lây nhiễm.

  • Không đảm bảo vệ sinh nhà cửa khi nuôi thú cưng trong nhà, có thói quen thả rông chó mèo.

  • Thích ăn các loại thực phẩm chưa qua chế biến như tiết canh, thịt tái sống, sushi...

  • Sinh hoạt tình dục không lành mạnh.

  • Thường xuyên di chuyển đi công tác, du lịch qua nhiều vùng khí hậu khác nhau...

  • Sử dụng nguồn nước, thực phẩm hằng ngày không an toàn.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhiễm ký sinh trùng

  • Xét nghiệm bằng kính hiển vi.

  • Xét nghiệm ADN và tìm kháng nguyên.

Nhiễm trùng ký sinh trùng nên chẩn đoán phân biệt dựa vào các hội chứng lâm sàng của người dân bản địa hoặc những người du lịch đến các khu vực mà điều kiện vệ sinh và vệ sinh kém hoặc nơi có vecto truyền bệnh theo vùng dịch tễ. 

Mặc dù tần suất ít hơn, khả năng lưu hành hoặc nhiễm ký sinh trùng có thể gặp ở nước đã phát triển khi có hội chứng lâm sàng gợi ý thậm chí không đi du lịch tới vùng dịch tễ.

Khai thác bệnh sử, khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng có thể gợi ý loại ký sinh trùng gây bệnh. Ví dụ, tăng bạch cầu ái toan hay gặp khi giun sán di chuyển qua mô cơ quan và gợi ý nhiễm ký sinh trùng ở những người nhập cư hoặc người du lịch.

Chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng trước đây nhờ nhận biết trứng, ấu trùng, ký sinh trùng trưởng thành trong phân, máu, mô hoặc các mẫu bệnh phẩm khác hoặc sự có mặt của kháng thể trong huyết thanh, nhưng hiện nay việc chẩn đoán dựa vào nhận biết kháng nguyên ký sinh trùng hoặc xét nghiệm sinh học phân tử dựa vào ADN của ký sinh trùng ngày phổ biến.

Phương pháp điều trị ký sinh trùng hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

Phương pháp điều trị các loại bệnh nhiễm do ký sinh trùng sẽ phụ thuộc vào loại ký sinh trùng và triệu chứng bệnh. 

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm ký sinh trùng

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Chọn thực phẩm an toàn, nấu kỹ thức ăn, ăn ngay thức ăn vừa được nấu chín.

Chế độ dinh dưỡng:

Cần tuân thủ chế độ ăn uống theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Phương pháp phòng ngừa bệnh nhiễm ký sinh trùng hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Bảo quản thực phẩm cẩn thận khi đã nấu chín, đun kỹ thực phẩm trước khi ăn, không để lẫn thực phẩm sống và chín. 

  • Luôn giữ tay sạch khi chế biến thực phẩm.

  • Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

  • Bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm nhập của các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các lòai động vật khác.

  • Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

Nguồn tham khảo
  1. https://hscv.vinhlong.gov.vn/
  2. https://www.msdmanuals.com/
  3. http://sydneygutclinic.com/the-main-symptoms-of-parasitic-infection/
  4. https://bvdktinhthanhhoa.com.vn/

Các bệnh liên quan

  1. Sán lợn gạo

  2. Tả

  3. Nhiễm sán lá gan

  4. Uốn ván

  5. Bệnh do nhiễm leishmania

  6. Bệnh Angiostrongyliasis

  7. HIV/AIDS

  8. Sùi mào gà

  9. Sán dây

  10. Lao cột sống