Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Khi trẻ sinh ra xuất hiện rò luân nhĩ bẩm sinh, các bậc cha mẹ thường khá lo lắng không biết giải pháp chữa trị nào hiệu quả. Liệu hiện tượng này có gây nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay không?
Rò luân nhĩ bẩm sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp, tuy nhiên việc chăm sóc, điều trị như thế nào để tránh gây viêm nhiễm và không làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe luôn là câu hỏi đặt ra đối với nhiều người. Dưới đây là những thông tin hữu ích về bệnh được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra, nhằm định hướng cho bố mẹ cách chăm sóc trẻ ngay từ khi chào đời.
Rò luân nhĩ bẩm sinh là một dị tật xuất hiện ngay từ khi trẻ sinh ra, với biểu hiện là lỗ rò trước vành tai, chỗ sụn của vành tai tiếp giáp với mặt ở tai. Theo các bác sĩ, dị tật này đã được hình thành từ trong bào thai, ở tuần thứ 6 của thai kỳ.
Trong y khoa, các bác sĩ còn gọi với các tên khác nhau như xoang trước não thất, lỗ rò trước não thất, hố trước não thất, đường trước não thất hoặc u nang tiền não thất. Trong lòng đường rò này được cấu tạo 1 ống được lát bởi biểu mô có khả năng chế tiết dịch, khi nặn ra có thể thấy tiết bã màu trắng đục như nhân mụn trứng cá.
Các bác sĩ cũng khẳng định rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh lành tính, nếu không xảy ra nhiễm trùng thì gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Với hình dạng bên ngoài chỉ là lỗ nhỏ như đầu tăm, rò luân nhĩ cũng không gây mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên, nếu lỗ rò đi quá sâu vào bên trong và có xuất hiện tình trạng nhiễm trùng thì người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Khi thấy các biểu hiện như: Rò luân nhĩ bị sưng, ngứa, ban đỏ, có cảm giác đau và tiết dịch có mùi hôi, chảy mủ tai tái phát, xuất hiện một nang nhỏ phình to nguy cơ tạo thành ổ áp-xe, kèm theo nhức đầu và sốt,… thì người bệnh nên cần được thăm khám càng sớm càng tốt.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân xảy ra rò luân nhĩ là do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ 2 hoặc do khiếm khuyết của sáu đồi thính giác trong quá trình phát triển của màng nhĩ vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Trên thực tế, tỷ lệ mắc dị tật này ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Ngoài ra một số trường hợp ghi nhận rò luân nhĩ bẩm sinh liên quan đến hội chứng di truyền như:
Để chẩn đoán dị tật này, các bác sĩ thường thực hiện thăm khám lâm sàng như người bệnh có xuất hiện lỗ tròn luân nhĩ gần với vùng trước vành tai, cảm giác sưng đau, có tụ dịch, cạnh lỗ nhỏ sờ thấy một cục nhỏ như đầu ngón tay,… Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định khám bổ sung để xác định mức độ bệnh như chụp CT (chụp cắt lớp vi tính nhằm nhanh chóng phát hiện các bất thường trong cấu trúc của tai ngoài), MRI (chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện khối u ở tai)...
Vậy rò luân nhĩ bẩm sinh phòng ngừa và chữa trị thế nào? Theo các bác sĩ, đây là hội chứng di truyền nên không có cách nào để phòng ngừa. Người bệnh chỉ có thể phòng ngừa nhiễm trùng bằng cách không nặn, không sờ, không đắp, bôi bất kỳ thứ gì lên lỗ rò, vệ sinh đúng cách hàng ngày sau mỗi lần rửa mặt và khám định kỳ hàng năm. Trường hợp nặng thì cần áp dụng điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.
Nếu bệnh không ở mức độ quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh, chống viêm, giảm đau, vệ sinh vùng tai đúng cách để ngăn chặn nhiễm trùng. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp chườm ấm để giảm nhẹ các triệu chứng. Nếu tình trạng bệnh không suy giảm, đã xảy ra áp xe rò luân nhĩ, bác sĩ sẽ chỉ định dẫn dịch mủ bằng một trong các phương pháp sau:
Những người bệnh gặp tình trạng rò luân nhĩ bẩm sinh gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Quy trình phẫu thuật rò luân nhĩ được thực hiện như sau:
Như vậy, với các thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng rò luân nhĩ bẩm sinh, nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như phương pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Nếu không bị nhiễm trùng, tình trạng này không quá gây nguy hiểm. Do đó, các bố mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ về bệnh để chăm sóc trẻ đúng cách.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.