Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Áp xe rò luân nhĩ là hiện tượng mà nhiều người gặp phải khi tình trạng viêm nhiễm không được xử lý kịp thời. Vậy áp xe rò luân nhĩ phải chữa trị như thế nào?
Tại các cơ sở khám chữa bệnh về chuyên khoa tai - mũi - họng đã ghi nhận không ít trường hợp bệnh nhân bị áp xe rò luân nhĩ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu và hiện nay phương pháp điều trị áp xe rò luân nhĩ nào hiệu quả nhất?
Rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh, xuất hiện ngay từ khi con người mới sinh ra, với dấu hiệu là một lỗ nhỏ nhỉnh hơn đầu que tăm ở trước vành tai. Tỷ lệ người có dị tật này không chiếm tỷ lệ quá lớn nhưng cũng không hẳn quá hiếm gặp. Lỗ rò có thể ở một bên tai hoặc ở cả hai bên. Liên quan đến lỗ rò này, khoa học lý giải có rất nhiều nguyên nhân, trong đó không loại trừ yếu tố di truyền và biến đổi gen.
Rò luân nhĩ không phải là bệnh mà chỉ là dị tật, cho nên ngoài yếu tố thẩm mỹ, nó dường như hoàn toàn vô hại đối với sức khỏe con người. Người có rò luân nhĩ vẫn có sức khỏe bình thường nếu lỗ rò không có bất kỳ dấu hiệu nào đáng lưu ý. Trên thực tế, nhiều người vẫn “chung sống hòa bình” với lỗ rò suốt đời mà không gặp phiền toái nào.
Vậy áp xe rò luân nhĩ là gì? Đó là tín hiệu cảnh báo rò luân nhĩ không còn “vô hại” như trước nữa. Khi rò luân nhĩ xuất hiện ở trẻ sơ sinh, bố mẹ phải là người có kiến thức về dị tật và biết cách vệ sinh đúng cách cho trẻ. Khi trẻ lớn lên và ở độ tuổi trưởng thành, việc vệ sinh lỗ rò cần được thực hiện thường xuyên. Đó là giải pháp an toàn để phòng ngừa bất thường.
Tuy nhiên, nếu quá trình vệ sinh không đúng cách hoặc cơ thể có phản ứng tại lỗ rò với những biểu hiện như: Viêm lỗ rò luân nhĩ, rò luân nhĩ bị hôi, bị chảy mủ… thì khi đó rò luân nhĩ cần được điều trị để tránh phát tác thành bệnh lý nghiêm trọng.
Một số trẻ nhỏ và cả người lớn khi có dấu hiệu trên lại hình thành thói quen đưa tay lên gãi ngứa, bóp nặn dịch gây nên nhiễm trùng lỗ rò, sưng tấy, tạo thành ổ áp xe quanh vành tai. Đây là tình trạng cần được thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa bởi bác sĩ có kinh nghiệm bởi rất dễ ảnh hưởng xấu đến vùng thính giác, thậm chí tạo thành bệnh liên hoàn ở cả thận và tim mạch.
Áp xe rò luân nhĩ rất dễ nhận biết nếu bạn để ý kỹ những biểu hiện sau đây:
Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị áp xe rò luân nhĩ, tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:
Nếu người bệnh mới chớm bị áp xe, tình trạng không bị sưng quá to, bác sĩ có thể vạch ra phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp chườm ấm nhẹ nhàng. Khi dùng thuốc, bạn nên tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc dùng thuốc thay thế để tránh những hệ lụy không mong muốn.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn sử dụng khăn bông mềm, sạch nhúng vào nước muối ấm, vắt khô rồi nhẹ nhàng chườm lên vùng bị sưng viêm. Điều trị thuốc để tiêu diệt ổ vi khuẩn từ bên trong và tác động vật lý từ bên ngoài sẽ giúp bạn dễ chịu hơn, ổ áp xe khi chưa quá nghiêm trọng cũng có thể nhanh chóng biến mất.
Đây là phương pháp thường được chỉ định thực hiện khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh nhưng ổ áp xe không tiêu biến. Bác sĩ buộc phải chọc và hút dịch ổ áp xe để loại trừ khả năng vi khuẩn phát triển nhanh hơn, gây hại cho cơ thể. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một kim nhọn để chọc vào khối tụ dịch và hút dịch ra ngoài. Trong trường hợp cơ thể bệnh nhân không đáp ứng với kim hút, bác sĩ có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để rạch thoát mủ.
Khi tình trạng áp xe tái đi tái lại nhiều lần hoặc ổ viêm quá trầm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật rò luân nhĩ. Tuy nhiên, việc tiến hành phẫu thuật chỉ được diễn ra sau khi đã hết sưng viêm. Do đó, khi nhận thấy áp xe rò luân nhĩ tái phát nhiều lần, bạn cần gặp bác sĩ để được phẫu thuật càng sớm càng tốt, không chờ đến lần viêm tiếp theo.
Các bước phẫu thuật rò luân nhĩ được tiến hành như sau:
Với quy trình mổ rò luân nhĩ như trên, người bệnh không cần quá lo lắng về khả năng hồi phục vì trên thực tế, chỉ sau từ 2 - 3 ngày là có thể xuất viện và 7 ngày sau, vết thương sẽ lành hẳn. Hiện nay, phương pháp khâu thẩm mỹ cũng được y khoa tận dụng tối đa nên gần như không ảnh hưởng nhiều đến vết sẹo sau mổ. Do đó, nếu bạn bị áp xe rò luân nhĩ và được bác sĩ chỉ định phẫu thuật, bạn không cần quá lo lắng vì đây chỉ là tiểu phẫu không quá phức tạp.
Với những thông tin chi tiết về áp xe rò luân nhĩ trên đây, bạn hoàn toàn yên tâm về việc có thể chữa trị dứt điểm, loại trừ triệt để khả năng tái phát bệnh thông qua các phương pháp y khoa tiên tiến. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý vệ sinh lỗ rò đúng cách, hạn chế nhiễm trùng xảy ra để tránh những hệ lụy không mong muốn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.