Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực: Cẩn thận trẻ bị viêm nhiễm

Ngày 07/05/2022
Kích thước chữ

Cây cỏ mực có một số công dụng trong chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, nếu dùng loại cây này cho trẻ sơ sinh sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng lưỡi. Vì thế, mẹ không nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực, mà có thể thay thế bằng các phương pháp khác.

Vì sao không thể rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cây cỏ mực? Trẻ có nguy cơ bị gì? Mẹ có thể thay thế bằng những phương pháp nào để vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ? Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu nhé.

Tác dụng của cây cỏ mực

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực: Cẩn thận trẻ bị viêm nhiễm Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực có thể gây nhiễm trùng lưỡi cho trẻ

Mặc dù cây cỏ mực hay còn gọi là nhọ nồi chỉ là loài cây nhỏ bé mọc hoang, nhưng lại có rất nhiều công dụng có ích cho sức khỏe con người. Chính vì vậy đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện chứng minh các hoạt tính sinh học bất ngờ của loại cây này.

Tác dụng kháng khuẩn

Theo nghiên cứu, thảo dược này có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch hầu, Bacillus anthracis, Bacillus subtilis.

Tác dụng của chiết xuất từ cỏ mực được nghiên cứu trên nhóm chuột bị gây nhiễm trùng bằng đường tiêm. Kết quả cho thấy cỏ mực có hiệu quả tốt trong quá trình điều trị chuột nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm khuẩn tại nồng độ 20mg/ml.

Tác dụng kháng viêm

Khi cơ thể bị tấn công bởi các yếu tố gây hại, viêm là phản ứng sinh học xảy ra trong cơ thể có tác dụng bảo vệ cơ thể. Thật ra, viêm được xem là phản ứng tốt của cơ thể trong những trường hợp bình thường. Tuy nhiên tình trạng viêm lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực khi các tế bào miễn dịch hoạt động quá mức. 

Theo nghiên cứu, cỏ mực có chứa hoạt chất Wedelolactone có tác dụng ức chế quá trình sinh các yếu tố tiền viêm như cytokine TNF, IL-6, IL12p40, từ đó làm giảm quá trình gây viêm.

Không nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực

Đã có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng nghiêm trọng khi rơ lưỡi bằng cỏ mực. Do bề mặt lưỡi của trẻ có màu trắng nên mẹ dùng nước ép từ cỏ mực tươi để rơ lưỡi. Dù lưỡi của trẻ đã được cải thiện một phần mảng trắng nhưng xuất hiện các nốt nhỏ dộp ở bề mặt, gây đau rát khiến trẻ quấy khóc và bỏ bú. Bác sĩ đã chẩn đoán trẻ bị nhiễm nấm ở lưỡi, viêm lưỡi do dùng cỏ mực và chỉ định dùng thuốc kháng nấm để thoa lưỡi. Sau ba ngày, lưỡi của trẻ bớt sưng đỏ và dộp, hết các mảng trắng, trẻ không quấy khóc và bú bình thường.

Mảng trắng trên bề mặt của lưỡi trẻ thông thường do nhiễm nấm Candidas albicans nếu lưỡi không được vệ sinh sạch thường xuyên. Cách chữa trị bệnh nấm miệng khá đơn giản, chỉ cần dùng gạc vô trùng tẩm với thuốc chống nấm chứa hoạt chất Miconazone để thoa trực tiếp lên bề mặt lưỡi hoặc vùng bị trắng). Ngoài ra có thể dùng thuốc bột Nyst hòa với nước trước khi dùng để thoa ba lần mỗi ngày, dùng trong bảy ngày.

Mặc dù, sau vài ngày mảng trắng sẽ giảm dần hoặc biến mất nhưng mẹ nên thoa cho trẻ đủ một tuần vì nấm dễ tái phát nếu ngưng sớm hơn. Không nên dùng cỏ mực ở phần thân và lá giã nhỏ hoặc ép nước từ cây lá để rơ lưỡi vì không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, cỏ mực có chứa hoạt chất gây viêm mạnh nên trẻ có nguy cơ bị viêm, nhiễm trùng lưỡi.

Để phòng tránh nhiễm nấm, có thể vệ sinh miệng và lưỡi cho trẻ mỗi ngày bằng gạc rơ lưỡi vô trùng, nhúng vào nước lọc và cho bé uống vài ngụm nước lọc sau khi bú xong. Khi bé 6-12 tháng tuổi, bắt đầu mọc răng, mẹ dùng gạc vô trùng tẩm nước lọc hay nước muối sinh lý hoặc dung dịch rơ miệng, lưỡi dành cho trẻ nhỏ để tránh nhiễm nấm cũng như sâu răng.

Có nhiều cách vệ sinh răng miệng cho trẻ

Hiện nay có nhiều phương pháp rơ lưỡi cho trẻ tại nhà rất đơn giản, tuy nhiên không phải cách nào cũng mang lại hiệu quả. Đặc biệt là nếu bạn không thao tác đúng cách còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Dưới đây là một số phương pháp rơ lưỡi dân gian, sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, an toàn được các chuyên gia nha khoa đánh giá cao. Các bậc phụ huynh có thể yên tâm áp dụng để vệ sinh lưỡi cho con nhỏ.

Rơ lưỡi bằng lá hẹ

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực: Cẩn thận trẻ bị viêm nhiễm 2 Có thể thay thế cỏ mực bằng lá hẹ để rơ lưỡi cho trẻ

Thay vì rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực, mẹ hãy dùng lá hẹ. Đây là loại thực phẩm quen thuộc, thường gặp trong bữa ăn của mỗi gia đình. Nhưng ít ai biết rằng lá hẹ còn có tác dụng vệ sinh răng miệng, loại bỏ những mảng bám trên niêm mạc lưỡi của trẻ.

Sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi cho trẻ cũng rất đơn giản, mẹ thao tác theo các bước sau:

  • Chuẩn bị khoảng một nắm nhỏ lạ hẹ tươi, xanh.
  • Rửa sạch lá hẹ với nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Đun sôi khoảng 300ml nước rồi cho lá hẹ vào khoảng 1 phút thì tắt bếp, xay hoặc dã nhuyễn lá hẹ chín vừa vớt ra.
  • Thêm vào hỗn hợp xay nhuyễn một chút nước lá hẹ đã đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước để rơ lưỡi trị tưa miệng.
  • Thực hiện phương pháp này 3-4 lần/tuần để làm sạch lưỡi cho trẻ.

Lưu ý rằng mẹ chỉ áp dụng cho những trẻ sơ sinh từ 5 tháng tuổi trở lên.

Rơ lưỡi bằng rau ngót

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực: Cẩn thận trẻ bị viêm nhiễm 3 Dùng rau ngót để rơ lưỡi cho trẻ là phương pháp dân gian lâu đời

Sử dụng rau ngót là mẹo dân gian được truyền qua nhiều đời, được các chuyên gia đánh giá cao. Nước rau ngót giúp làm sạch và loại bỏ cặn sữa và mảng bám trên lưỡi trẻ rất hiệu quả. Để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị một nắm lá rau ngót tươi, sạch không có thuốc trừ sâu.
  • Rửa sạch lá rau ngót và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Sau đó đun sôi nước, cho rau ngót vào, đun khoảng 2-3 phút thì tắt bếp, rồi cho vào máy xay nhuyễn lấy nước cốt.
  • Mẹ dùng nước cốt rau ngót để rơ lưỡi cho bé vào mỗi buổi sáng hoặc tối.

Lưu ý rằng mẹ chỉ nên rơ lưỡi bằng rau ngót khi trẻ được từ 5 tháng tuổi trở lên, vì trong rau ngót có thành phần gây kích thích đường ruột làm rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ và tiêu chảy nhiều lần.

Rơ lưỡi bằng trà xanh

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực: Cẩn thận trẻ bị viêm nhiễm 4 Có thể thay thế cỏ mực bằng trà xanh để rơ lưỡi cho trẻ

Trà xanh là một trong những dung dịch rơ lưỡi an toàn và hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng nhất. Tinh chất có trong lá trà xanh có tác dụng sát khuẩn và chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Vì vậy, đây là dược liệu rất hữu hiệu dùng để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, thay cho cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực.

Mẹ làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Chuẩn bị một nắm lá trà xanh bánh tẻ, không chọn lá bị sâu rách.
  • Rửa sạch lá trà xanh và để ráo nước.
  • Đun sôi nước, bỏ lá trà vào nồi và thêm một vài hạt muối. Chờ khoảng 5-7 phút thì tắt bếp và để nguội.
  • Mẹ có thể sử dụng nước trà xanh để rơ lưỡi cho trẻ hàng ngày.

Lưu ý rằng chỉ áp dụng phương pháp dùng trà xanh để rơ lưỡi với trẻ đã trên 6 tháng tuổi.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực: Cẩn thận trẻ bị viêm nhiễm 5 Chỉ dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ trên 1 tuổi

Hiện nay nhiều người đã dùng mật ong để rơ lưỡi, vệ sinh miệng cho con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn mật ong hay dùng mật ong để rơ lưỡi khi trẻ được hơn 1 tuổi. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện để tránh ngộ độc do trong mật ong có chứa Clostridium botulinum, một thành phần có thể khiến trẻ bị khó thở, ngộ độc thần kinh,…

Sử dụng mật ong để vệ sinh lưỡi cho trẻ rất đơn giản, mẹ làm theo các bước như sau.

  • Chuẩn bị khoảng 2 muỗng cafe mật ong nguyên chất.
  • Quấn gạc rơ lưỡi quanh ngón tay trỏ rồi nhúng vào mật ong để bắt đầu rơ lưỡi cho trẻ.
  • Sau khi rơ lưỡi bằng mật ong, mẹ cho bé uống 1-2 muỗn nước lọc để tráng miệng.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho con. Vì vậy mẹ nên tránh dùng phương pháp này. Hãy tham khảo các cách rơ lưỡi bằng những nguyên liệu an toàn hơn nhé.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.