Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rối loạn lưỡng cực là gì? Rối loạn lưỡng cực có phải là trầm cảm không?

Ngày 13/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rối loạn lưỡng cực là gì? Rối loạn lưỡng cực có phải là bệnh trầm cảm không và đối tượng nào có nguy cơ cao bị rối loạn lưỡng cực là những thông tin chính sẽ có trong bài viết dưới đây.

Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều tiện ích nhưng cũng kéo theo vô vàn áp lực. Điều này lý giải vì sao số lượng người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động. Rối loạn lưỡng cực khiến người bệnh khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, khi thì phấn khích, hưng phấn lúc lại chán nản, uể oải, tuyệt vọng. Vậy rối loạn lưỡng cực là gì? Những ai có nguy cơ cao bị rối loạn lưỡng cực. Cùng tìm hiểu nhé!

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực còn được biết đến với tên gọi bệnh hưng trầm cảm. Đây là một dạng bệnh tâm thần với đặc trưng là các biểu hiện trầm cảm và các biểu hiện hưng phấn bất thường xen kẽ nhau, các triệu chứng thường kéo dài hàng ngày, hàng tuần.

Rối loạn lưỡng cực là gì? rối loạn lưỡng cực có phải là trầm cảm không? 1 Rối loạn lưỡng cực là gì? 

Nếu người bệnh thường xuyên xảy ra tình trạng không kiểm soát được cảm xúc mà vui – buồn bất thường thì gọi là hưng cảm, còn người bệnh với các biểu hiện nhẹ hơn, tần suất xuất hiện ít hơn thì gọi là hưng cảm nhẹ.

Điểm chung của những người mắc rối loạn lưỡng cực đó là họ luôn có những hành vi hưng phấn hoặc cáu bẳn 1 cách bất thường, họ thường đưa ra các quyết định một cách bộc phát, tùy hứng mà thiếu suy nghĩ đến hậu quả về sau.

Những người bị hưng cảm còn thường xuyên cảm thấy tiêu cực, chán nản về cuộc sống xung quanh và luôn e ngại, dè chừng khi nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Điều này lý giải vì sao những người mắc bệnh này có nguy cơ cao tự sát hoặc tự làm đau mình để giải tỏa. Một số người bệnh khác được phát hiện sử dụng các chất gây nghiện để giải tỏa mỗi khi có dấu hiệu rối loạn lo âu.

Những đối tượng nào dễ mắc rối loạn lưỡng cực?

Như đã đề cập ở trên, những người thường xuyên chịu áp lực từ cuộc sống có nguy cơ cao mắc rối loạn lưỡng cực. Chính vì vậy, mỗi người trong chúng ta nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, không nên quá áp lực bản thân đồng thời nên có suy nghĩ lạc quan, tích cực về mọi chuyện.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người trên 30 tuổi có nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực (hưng – trầm cảm) cao hơn bình thường.

Rối loạn lưỡng cực là gì? rối loạn lưỡng cực có phải là trầm cảm không? 2 Người nghiện rượu có nguy cơ cao bị rối loạn lưỡng cực.

Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực có thể kể đến như: những người uống nhiều rượu bia, những người lạm dụng nhiều cà phê, hút thuốc lá, người nghiện ma túy, gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tâm lý,…

May mắn là bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa hữu hiệu căn bệnh này nếu loại bỏ được các yếu tố nguy cơ. Bất kỳ khi nào bạn cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc hãy liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.

Rối loạn lưỡng cực có phải là trầm cảm không?

Nhiều người cho rằng rối loạn lưỡng cực cũng là một dạng của bệnh trầm cảm nhưng thực tế thì không phải. Trong khi người bị trầm cảm luôn trải qua chuỗi ngày chán nản, ủ rũ, bế tắc và tuyệt vọng thì người bị rối loạn lưỡng cực còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng hưng phấn và phấn khích quá đà.

Các kết quả nghiên cứu thực tế cũng đã khẳng định, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm là 2 bệnh lý khác nhau hoàn toàn. Trong khi trầm cảm thuộc đơn cực – với những suy nghĩ tiêu cực luẩn quẩn thì rối loạn lưỡng cực lại gồm nhiều cảm xúc xen kẽ nhau.

Rối loạn lưỡng cực là gì? rối loạn lưỡng cực có phải là trầm cảm không? 3 Rối loạn lưỡng cực khác với bệnh trầm cảm.

Thông thường, một người bị rối loạn lưỡng cực sẽ trải qua 3 giai đoạn đó là:

  • Giai đoạn trầm cảm nặng.
  • Giai đoạn hưng phấn, phấn khích.
  • Giai đoạn trầm cảm.

Như vậy, có thể dễ dàng thấy được, rối loạn lưỡng cực có các triệu chứng phức tạp hơn nhiều. Điều này cũng khiến việc điều trị khó khăn hơn bao giờ hết. Kết quả thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ những người tử vong do rối loạn lưỡng cực cao hơn nhiều so với trầm cảm và các bệnh lý về rối loạn tâm lý khác.

Rối loạn lưỡng cực không chỉ tác động trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người xung quanh. Do đó, tốt hơn hết mỗi người trong chúng ta nên áp dụng các biện pháp ngừa bệnh ngay từ hôm nay. Với những người đang bắt đầu có dấu hiệu của bệnh nên tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia y tế và chủ động đi khám khi:

  • Đột ngột thấy hưng phấn, không thể nghỉ ngơi.
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Những người xung quanh cho rằng bạn đang tăng động.

Trên đây là những chia sẻ về rối loạn lưỡng cực là gì, rối loạn lưỡng cực có phải là trầm cảm không. Mong rằng những chia sẻ trên đây hữu ích với bạn. Cách tốt nhất để tránh khỏi căn bệnh này chính là mỗi người trong chúng ta nên xây dựng cuộc sống lành mạnh, suy nghĩ lạc quan, tích cực về mọi thứ và quan tâm sức khỏe của mình ngay từ hôm nay. Chúc quý độc giả một ngày tốt lành!

Lại Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm