Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính

Rong kinh tuổi dậy thì và những điều cần biết

Ngày 23/03/2021
Kích thước chữ

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng rong kinh ở tuổi dậy thì, cũng như biết cách ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tình trạng rong kinh tuổi dậy thì sẽ là một trải nghiệm tồi tệ với bất kỳ chị em nào. Đây là hiện tượng hành kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc ra huyết âm đạo kéo dài mặc dù vẫn chưa tới chu kỳ kinh nguyệt. Điều này không chỉ khiến các chị em lo lắng mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều cần biết về vấn đề này nhé!

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rong kinh tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì, mặc dù các bé gái bắt đầu có kinh nguyệt nhưng lúc này, hormone của trẻ vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Điều này đồng nghĩa với việc, chu kỳ kinh nguyệt của trẻ có thể sẽ bị không đều trong một vài năm sau đó. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 ngày, tuy nhiên vẫn có thể sớm hơn hoặc muộn hơn một vài ngày. 

Hiện tượng chảy máu kinh nguyệt thường sẽ diễn ra trong khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, máu chỉ chảy nhiều trong những ngày đầu tiên. Nếu trẻ gặp tình trạng xuất huyết âm đạo xảy ra trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc kéo dài hơn 7 ngày thì có thể là trẻ đang bị rong kinh ở tuổi dậy thì. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị rong kinh cả tháng.

rong-kinh-tuoi-day-thi-va-nhung-dieu-can-biet-1

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rong kinh tuổi dậy thì

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng rong kinh. Dưới đây là một số yếu tố dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài ở tuổi dậy thì: 

1. Mất cân bằng hormone

Sự mất cân bằng hormone giữa estrogen và progesterone có thể gây ra tình trạng rong kinh. Những vấn đề sức khỏe gây nên tình trạng rối loạn hormone tuổi dậy thì bao gồm có: 

  • Rối loạn chức năng buồng trứng : Tình trạng này xảy ra không rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt, gây ra sự mất cân bằng hormone và rong kinh. 
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Các vấn đề về tuyến giáp như suy giáp
  • Thừa cân, béo phì

2. Rối loạn chảy máu

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong kinh ở tuổi dậy thì là do rối loạn chảy máu. Tình trạng này thường xảy ra do một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Bệnh Von Willebrand: Đây là một trong những rối loạn di truyền do thiếu hụt hoặc giảm hoạt tính của một loại protein đông máu. 
  • Rối loạn tiểu cầu như tiểu cầu thấp hoặc tiểu cầu hoạt động kém.
  • Nhiễm trùng dẫn đến rong kinh tuổi dậy thì, gây chảy máu âm đạo kéo, dẫn đến nguy cơ thiếu máu và suy nhược.

3. Vấn đề về nội tiết

Một số bệnh lý ở cơ quan sinh sản có thể gây ra tình trạng rong kinh ở tuổi dậy thì đó là:

  • Các polyp hình thành trên niêm mạc tử cung
  • U xơ tử cung (Những khối u lành tính hình thành trong tử cung)
  • Sự tăng trưởng ác tính trong tử cung hoặc cổ tử cung. Tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra ở thanh thiếu niên.

4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài ở tuổi dậy thì như thuốc nội tiết tố, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu…. 

rong-kinh-tuoi-day-thi-va-nhung-dieu-can-biet-2

Tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân dẫn đến rong kinh tuổi dậy thì

5. Biến chứng thai kỳ

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong kinh có thể là do các bé gái đang mang thai. Nếu có dấu hiệu như kinh muộn, ra máu nhiều thì đây có thể là do bị sảy thai.

Triệu chứng của tình trạng rong kinh tuổi dậy thì

Một số triệu chứng phổ biến khi gặp tình trạng rong kinh ở tuổi dậy thì bao gồm có:

  • Tình trạng máu âm đạo ra nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh liên tục, ngay cả khi vào ban đêm.
  • Quá trình hành kinh kéo dài hơn 1 tuần
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khó thở
  • Xuất hiện các cục máu đông lớn khi hành kinh
  • Gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày vì lượng máu chảy ra quá nhiều.

Điều trị rong kinh ở tuổi dậy thì

Có 2  phương pháp điều trị rong kinh ở tuổi dậy thì bao gồm phương pháp không phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật. Việc lựa chọn phương án điều trị còn phải tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể, bệnh sử của trẻ, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng rong kinh, loại thuốc, kế hoạch sinh con tương lai… 

rong-kinh-tuoi-day-thi-va-nhung-dieu-can-biet-3

Điều trị rong kinh ở tuổi dậy thì

1. Điều trị không phẫu thuật

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng rong kinh tuổi dậy thì có thể được điều trị bằng một số loại thuốc như: 

  • Thuốc chống viêm không steroid : Đây là loại thuốc có tác dụng làm giảm mất máu và giảm đau bụng kinh.
  • Progesterone đường uống: Loại thuốc này sẽ giúp cân bằng lượng hormone, đồng thời làm giảm triệu chứng của rong  kinh. 
  • Dụng cụ tử cung (IUD): Loại thuốc này sẽ giúp giảm tình trạng chảy máu kinh nguyệt và đau bụng kinh.
  • Axit Tranexamic: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm mất máu khi bị chảy máu kinh nguyệt.

2. Điều trị phẫu thuật

Trong một số trường hợp, cần phải sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị triệt để tình trạng rong kinh. 

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề rong kinh tuổi dậy thì và những điều cần biết. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề này nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.