Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Sau khi tiêm mũi lao có sốt không?

Ngày 09/11/2023
Kích thước chữ

Sốt thường là một trong những phản ứng phụ phổ biến sau tiêm vắc xin. Tiêm phòng lao ở trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng và cấp thiết. Vậy sau khi tiêm mũi lao có sốt không?

Việc tiêm phòng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ, nhưng điều mà nhiều phụ huynh quan tâm là liệu sau khi tiêm mũi lao có sốt không?

Tiêm phòng lao là gì?

Bệnh lao do vi khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis - MTB) gây ra, loại vi khuẩn này có khả năng lây truyền nhanh chóng qua không khí, khiến cho nguy cơ nhiễm bệnh thông qua việc hít thở cùng không khí với người mắc bệnh. Nếu nhiễm vi khuẩn lao, người bệnh đối mặt với nguy cơ mắc các biến chứng nặng tại phổi, có thể lan sang xương, hạch bạch huyết, tim, hệ thần kinh và các cơ quan khác.

Sau khi tiêm mũi lao có sốt không?
Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra có khả năng lây truyền nhanh chóng qua không khí

Bộ Y tế đã đưa vắc xin phòng lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đặc biệt là cho trẻ sơ sinh đủ điều kiện tiêm chủng. Vắc xin BCG (bacille Calmette-Guerin) là biện pháp phòng ngừa chính cho bệnh lao. Vắc xin này chứa một dạng vi khuẩn lao đã được làm yếu đi, đảm bảo không gây bệnh mà vẫn kích thích hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh lao.

BCG được khuyến cáo đặc biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó hiệu quả đặc biệt trong việc phòng ngừa các biến chứng lao nguy hiểm, với độ bảo vệ lên tới 70%, đặc biệt là trong trường hợp lao viêm màng não. Người lớn chưa được chủng ngừa và thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố phơi nhiễm cũng được khuyến khích tiêm vắc xin BCG. Ngoài ra, vắc xin này còn có hiệu quả đối với việc ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và các biến thể khác của khuẩn lao không điển hình. Mặc dù chỉ cần tiêm một liều duy nhất, nhưng vắc xin BCG vẫn là một biện pháp hiệu quả và quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan truyền của bệnh lao.

Quy trình tiêm phòng lao

Vắc xin ngừa lao BCG đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và kiểm soát bệnh lao, giúp cơ thể phát triển miễn dịch chủ động đối với loại vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra bệnh lao. Vắc xin này được ưu tiên chỉ định cho các đối tượng cụ thể như nhóm người chưa từng tiêm phòng, không có dấu vết sẹo đặc trưng của vắc xin phòng lao, những người có phản ứng Tuberculin âm tính, và những trường hợp bị bệnh lao do các chủng kháng isoniazid và rifampin.

Vắc xin tiêm phòng lao BCG được tiêm trong da, thường là ở mặt ngoài cánh tay vùng vai trái.

Trước khi pha tiêm, nhân viên y tế cần cẩn thận mở ống vắc xin để tránh bất kỳ rủi ro nào về vệ sinh. Quá trình pha tiêm phải tuân theo quy trình vô khuẩn. Liều tiêm là khác nhau giữa với trẻ em dưới 1 tuổi và từ 1 tuổi trở lên, cụ thể:

  • Trẻ em < 12 tháng tuổi: Tiêm 0,05mg/0,1ml;
  • Trẻ em ≥ 12 tháng tuổi: Tiêm 0,1mg/0,1ml.

Lưu ý: Vắc xin BCG chỉ tiêm 1 lần duy nhất trong suốt cuộc đời, do đó cần chắc chắn trẻ chưa từng tiêm ngừa vắc xin này trước đó. 

Sau khi pha, vắc xin cần được bảo quản trong điều kiện lạnh để đảm bảo tính ổn định và hiệu quả, cần được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, không vượt quá 6 giờ, và phần vắc xin còn lại sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ cần được hủy bỏ để đảm bảo an toàn.

Sau khi tiêm mũi lao có sốt không?

Có thể bé sẽ sốt sau khi tiêm mũi vắc xin phòng bệnh lao, và đây thường là một phản ứng phụ phổ biến. Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi hệ thống miễn dịch phản ứng với thành phần của vắc xin. Thường thì, sốt sau khi tiêm mũi lao là một biểu hiện tạm thời và sẽ tự giảm đi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài hoặc có các triệu chứng nguy hiểm khác, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá tình trạng của trẻ.

Sau khi tiêm mũi lao có sốt không? ă
Có thể bé sẽ sốt sau khi tiêm mũi vắc xin phòng bệnh lao

Các phản ứng thường gặp sau tiêm lao

Thường thì, vắc xin ngừa lao BCG gây ra ít phản ứng phụ nghiêm trọng, tuy nhiên, sau khi tiêm, có thể xuất hiện một số biểu hiện phản ứng như sau:

Phản ứng thường gặp:

Chán ăn và quấy khóc: Một số trẻ có thể trở nên chán ăn và quấy khóc nhiều hơn so với bình thường. Ngay sau khi tiêm, có thể xuất hiện một nốt đỏ nhỏ tại vị trí tiêm, thường biến mất trong khoảng 30 phút đến 1 giờ.

Sưng và áp xe: Trong 24 giờ sau tiêm, có thể sưng và áp xe tại vị trí tiêm, có thể kèm theo sốt nhẹ và nổi hạch. Các triệu chứng này thường tự khỏi trong 1 - 3 ngày mà không cần điều trị.

Phản ứng tại vị trí tiêm:

Vết loét và sẹo: Sau khoảng 2 tuần tiêm vắc xin, tại vị trí tiêm xuất hiện vết loét màu đỏ, tương đối nhỏ. Vết loét tự vỡ và lành lại sau khoảng 2 tuần tiếp theo để lại một vết sẹo nhỏ khoảng 5mm, điều này là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đã phản ứng lại với thành phần có trong vắc xin để phát triển miễn dịch chống lại vi khuẩn lao.

Sau khi tiêm mũi lao có sốt không? ă
Tại vị trí tiêm mũi lao có thể xuất hiện vết loét và sẹo

Phản ứng hiếm gặp:

Các phản ứng nặng khi tiêm BCG rất hiếm, chỉ xảy ra ở khoảng 1/1.000.000 người sau 2-6 tháng tiêm chủng, thường là viêm tủy hoặc nhiễm khuẩn BCG toàn thân hoặc viêm hạch bạch huyết có mủ. Đối với những trường hợp này, thường liên quan đến bệnh nhân HIV hoặc suy giảm miễn dịch.

Trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh lao sớm và đúng lịch để có kháng thể bảo vệ trước khi tiếp xúc với các mầm bệnh nguy hiểm. Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng tuân theo yêu cầu của Bộ y tế để đảm bảo rằng con bạn được bảo vệ tốt nhất khỏi các bệnh truyền nhiễm.

Xem thêm: Cách vệ sinh vết tiêm phòng lao như thế nào?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Nhiên

Đã kiểm duyệt nội dung

33 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêm chủng, bao gồm 21 năm quản lý. Từng đảm nhiệm vị trí Bác sĩ Trưởng tại Trạm Y tế xã Phan, Tây Ninh trước khi giữ vai trò Bác sĩ Trưởng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin