Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hạch bạch huyết là gì? Chức năng của hạch bạch huyết trong hệ miễn dịch

Ngày 30/01/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hệ miễn dịch bao gồm nhiều cơ quan và cơ quan nào cũng quan trọng, có nhiệm vụ cụ thể đối với khả năng đề kháng. Để biết hạch bạch huyết là gì, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.

Hạch bạch huyết là một phần quan trọng đối với cơ thể người nói chung và hệ miễn dịch nói riêng. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu hạch bạch huyết là gì và có chức năng như thế nào đối với hệ thống miễn dịch.

Giải đáp: Hạch bạch huyết là gì?

Khi lần đầu nghe đến hạch bạch huyết đa số mọi người đều thắc mắc không biết hạch bạch huyết là gì. Hạch bạch huyết hay còn gọi là hạch lympho là khối nhỏ hình dáng giống hạt đậu hoặc có hình trứng được bao bọc bởi một lớp vỏ mô liên kết. Xuất hiện cùng các hạch bạch huyết là các mạch bạch huyết trong cơ thể.

Cụ thể hạch bạch huyết là gì? Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch và hệ thống bạch huyết, đóng vai trò như các trạm gác giúp cơ thể phát hiện được và tấn công các kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể, bên cạnh đó cũng sản sinh ra kháng thể đưa vào hệ tuần hoàn máu.

Hạch bạch huyết là gì? Chức năng của hạch bạch huyết trong hệ miễn dịch 1
Hạch bạch huyết và hệ thống hạch bạch huyết có vai trò quan trọng với cơ thể người

Các hạch bạch huyết nông dưới da mà bạn có thể tự cảm nhận bằng cách sờ, ấn nhẹ là hạch bạch huyết ở cổ, nách và bẹn. Ngoài những vị trí này thì trên cơ thể còn rất nhiều hạch bạch huyết khác nằm sâu bên trong như ở lồng ngực hoặc ở bụng.

Thông thường sẽ có từ 500 – 600 hạch bạch huyết ở cơ thể người trưởng thành. Các hạch bạch huyết này có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, có thể từ vài mm cho đến 1 – 2cm. Mỗi hạch bạch huyết sẽ được bao phủ bởi một lớp vỏ dạng sợi. Cấu tạo hạch bạch huyết chia thành phần vỏ ngoài và miền tủy (mô hạch) bên trong. Vỏ bao ngoài hạch bạch huyết sẽ bao quanh miền tủy trừ nơi tủy tiếp xúc trực tiếp với phần rốn hạch.

Hạch bạch huyết đóng vai trò như các “chốt chặn” trong cơ thể với vai trò lọc bỏ các chất trong dịch bạch huyết bao gồm hỗn hợp các chất lỏng tiết ra từ tế bào và các mô. Công việc chính của hạch bạch huyết là lọc các chất có trong dịch bạch huyết qua bạch mạch. Thành phần trong dịch bạch huyết gồm có các protein, chất khoáng, chất béo, tế bào bạch cầu, tế bào bị thương tổn, tế bào ung thư và vi khuẩn/virus hoặc các tế bào lạ. Dịch bạch huyết sẽ chảy qua mô hạch bạch huyết và bắt đầu quá trình lọc, đồng thời tái tạo bạch huyết cần thiết với cơ thể.

Các tế bào miễn dịch lympho có trong hạch bạch huyết sẽ kết hợp với hệ miễn dịch để tấn công, phá hủy và loại bỏ các chất thải, đặc biệt và tế bào lạ, vi khuẩn, virus,… để giữ cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Chất lỏng sau khi được lọc xong sẽ được đưa trở lại hệ tuần hoàn máu và lặp lại quá trình này.

Khi các hạch bạch huyết bị sưng lên là dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng hoặc nặng hơn là ung thư nên khi nhận thấy các nốt sần, hạch lạ nổi lên ở vùng cổ, nách hoặc bẹn bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán bệnh lý, xác định nguyên nhân và cách chữa trị. Người bệnh không nên lơ là, chủ quan khi sưng hạch bạch huyết.

Hạch bạch huyết là gì? Chức năng của hạch bạch huyết trong hệ miễn dịch 2
Hạch bạch huyết bị sưng cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề về nhiễm trùng hoặc nặng hơn là bệnh ung thư

Vị trí và cấu tạo của hạch bạch huyết

Bên cạnh việc tìm hiểu hạch bạch huyết là gì, bạn cũng nên biết được vị trí và cấu tạo của các hạch này. Hạch bạch huyết là một phần trong mạng lưới phức tạp của hệ thống bạch huyết. Các hạch bạch huyết phân bố ở nhiều vùng trên cơ thể và tập trung nhiều tại khu vực nhiều mạch máu lớn hội tụ.

Ở các vùng như cổ, nách và bẹn thì các hạch bạch huyết nằm sát dưới da và bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được khi sờ. Đây cũng là những vùng dễ nhận thấy hạch bạch huyết sưng nhất mỗi khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh liên quan đến hệ bạch huyết. Não và tủy sống là 2 vùng cơ thể hoàn toàn không có hệ thống hạch bạch huyết.

Theo giải phẫu học, hạch bạch huyết được chia thành 3 khu vực chính gồm vùng vỏ, vùng cận vỏ và vùng tủy hạch. Bên ngoài các hạch bạch huyết là các tổ chức liên kết dạng sợi hay còn gọi là vỏ xơ. Bề mặt của lớp vỏ xơ này và mạch bạch huyết nhỏ phân bố, phần lõm trên bề mặt các hạch là nơi đi vào và đi ra của mạch bạch huyết, còn được gọi là rốn hạch. Phần bên trong hạch bạch huyết là nhu mô hạch gồm các phần:

  • Mô lưới: Là các tế bào hình võng liên kết thành mạng lưới tế bào.
  • Hệ thống tế bào: Bao gồm các lympho bào, tương bào và đại thực bào phân bố chính tại 3 vùng là vùng vỏ ngoài (mật độ lympho B nhiều nhất), vùng vỏ trong (chứa nhiều tế bào lympho T) và vùng tùy (gồm dây tủy, tế bào plasma tiết ra kháng thể).
  • Xoang hạch huyết (nang bạch huyết): Là các khoang của hạch bạch huyết, mỗi nang có vùng vỏ riêng tạo thành trừ tế bào nang B, một vùng cận vỏ của tế bào T và vùng đến của nang ở miền tủy có công dụng làm sạch hệ bạch huyết khi lưu thông qua hạch.
Hạch bạch huyết là gì? Chức năng của hạch bạch huyết trong hệ miễn dịch 3
Cổ, nách và bẹn là những nơi có thể sờ thấy hạch bạch huyết

Chức năng của hạch bạch huyết với hệ miễn dịch và cơ thể

Hạch bạch huyết là gì? Hạch bạch huyết là một phần quan trọng trong hệ bạch huyết và có vai trò quan trọng đối với cơ thể, sức khỏe mỗi người. Hệ thống hạch bạch huyết kết hợp với hệ miễn dịch trong cơ thể để sớm phát hiện và tiêu diệt tế bào lạ xâm nhập, có nguy cơ làm hại cơ thể. Chức năng của hạch bạch huyết cụ thể là:

Lọc bạch huyết: Các tế bào lạ, tế bào ngoại lai có nguy cơ làm tổn hại đến cơ thể như vi sinh vật, vi khuẩn, tế bào ung thư,… đều sẽ được hạch bạch huyết giữ lại và đào thải trước khi về lại hệ thống tuần hoàn. Cơ chế này của hạch bạch huyết giúp bảo vệ sức khỏe trước các yếu tố tấn công, gây hại.

Sản xuất và biệt hóa lympho bào: Khi các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ ngay lập tức nhận biết và sản sinh ra các kháng thể tương ứng để kết hợp đặc hiệu các kháng nguyên lạ này. Tế bào lympho T trong hạch bạch huyết cũng được sản xuất và biệt hóa tại các nang bạch huyết, có khả năng rời vị trí và đi tìm các kháng nguyên để tiêu diệt.

Sản xuất kháng thể: Hạch bạch huyết là gì và có chức năng gì? Hạch bạch huyết có vai trò góp phần sản sinh kháng thể. Khi nhận thấy những yếu tố lạ tấn công, các kháng nguyên lạ xuất hiện trong cơ thể thì lympho B sẽ được kích thích sản sinh và biệt hóa để thành các tế bào nhớ và tương bào. Những tế bào này di chuyển đến tủy xương và thực hiện quá trình tổng hợp kháng thể rồi đổ lại vào các xoang bạch huyết.

Hạch bạch huyết là gì? Chức năng của hạch bạch huyết trong hệ miễn dịch 4
Hạch bạch huyết là gì? Đây là các hạch có cấu tạo đặc biệt để lọc bạch huyết và sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể

Mong rằng qua những thông tin trong bài viết trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi hạch bạch huyết là gì cũng như nắm được một số thông tin quan trọng về hạch bạch huyết. Khi nhận thấy các hạch bạch huyết ở nách, cổ hoặc bẹn bị sưng bất thường tốt nhất bạn nên đi khám sớm để biết nguyên nhân cụ thể và tiến hành chữa trị.

Xem thêm: Sưng hạch bạch huyết ở cổ là bệnh gì, nguy hiểm không?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm