Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Sau xăm môi có ăn được tiết luộc không? Xăm môi nên ăn gì?

Ngày 30/11/2022
Kích thước chữ

Trong vấn đề ăn uống sau khi xăm môi, người chị em phụ nữ thắc mắc rằng khi xăm môi có ăn được tiết luộc không? Để tìm kiếm câu trả lời từ các chuyên gia thẩm mỹ, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!

Tiếp nối nhiều câu hỏi xoay quanh chế độ ăn uống, kiêng cử trong và sau khi xăm môi, nhiều chị em phụ nữ cũng quan tâm rằng sau phun xăm môi có ăn được tiết luộc không? Để giải đáp câu hỏi này và trang bị thêm kiến thức chăm sóc dưỡng môi sau phun xăm, hãy tham khảo bài viết sau đây bạn nhé! 

Giải đáp: Xăm môi có ăn được tiết luộc không?

Theo lời khuyên từ các chuyên gia thẩm mỹ, trong chế độ ăn uống sau khi thẩm mỹ môi, bạn nên tăng cường bổ sung protein và các chất chống oxy hóa. Những dưỡng chất này sẽ giúp bồi bổ cơ thể, tăng đề kháng và đặc biệt là hỗ trợ làm lành vết thương, rất tốt cho người mới xăm môi. Và nội tạng lợn chính là một trong những nhóm thực phẩm lý tưởng này. 

Bởi thành phần protein trong nội tạng lợn rất cao và gần như là cao nhất so với các loại thịt động vật khác. Trong đó, gan là phần thịt nội tạng có hàm lượng đạm cao nhất. Theo ước tính, trong 100 g gan chứa khoảng 18 g protein, 12 g sắt cùng với khoảng 6000 mcg vitamin A.

Bên cạnh gan và thịt nội tạng thì tiết luộc cũng là một món ăn giàu đạm với hơn 70% trọng lượng của món ăn này là thành phần protein, cao gấp 4 lần so với thịt lợn. Thêm vào đó, tiết luộc còn chứa nhiều thành phần có khả năng loại bỏ tế bào chết, tế bào hoại tử và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh hơn. Thành phần vitamin K trong tiết lợn sẽ bổ trợ cho quá trình đông máu của cơ thể. Vì thế, với người có vết thương nhẹ bao gồm cả sau khi xăm môi, ăn tiết luộc giúp vết thương lành lại một cách nhanh chóng. 

Tóm lại, xăm môi có ăn được tiết luộc không thì câu trả lời là có. Bạn có thể ăn tiết luộc như một món ăn bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ làm lành vết thương, rất tốt cho quá trình dưỡng môi sau khi phun xăm. 

xăm môi có ăn được tiết luộc không 1 Với câu hỏi sau xăm môi có ăn được tiết luộc không? Thì câu trả lời là có.

Ăn tiết luộc liệu có tác hại gì không?

Khác với món tiết lợn sống, tiết luộc có chứa nhiều chất dinh dưỡng và là một trong những thực phẩm tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ khi bạn ăn tiết luộc đúng cách và vừa đủ. Ăn quá nhiều tiết luộc có thể dẫn đến ngộ độc, đau dạ dày, nôn mửa,...

Ngoài ra, tiết lợn rất giàu cholesterol và là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển nên nếu chế biến không cẩn thận các loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não, viêm phổi, xuất huyết,...

Do đó, kể cả sau khi xăm môi hay với người bình thường, bạn chỉ nên ăn tiết luộc mỗi tuần 1 lần và mỗi tháng từ 2 - 3 lần. Không nên lạm dụng tiết luộc như một “thần dược” chữa lành vết thương mà cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn đa dạng, lành mạnh. 

Ngoài tiết luộc, nên ăn món gì với thịt lợn sau khi xăm môi?

Để đảm bảo có chế độ ăn uống khoa học và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng sau khi xăm môi, bên cạnh món tiết luộc, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây: 

Cháo thịt bằm

Sau khi xăm môi, chuyên viên thẩm mỹ thường khuyến cáo bạn nên ăn thức ăn mềm như cháo, súp trong một vài ngày đầu, tránh để cơ miệng phải vận động quá nhiều làm loang lổ mực xăm. Vì vậy, món cháo thịt heo bằm đầy đủ dinh dưỡng, dễ làm và dễ ăn là một trong những gợi ý hợp lý cho thực đơn những ngày dưỡng môi sau phun xăm của bạn. 

xăm môi có ăn được tiết luộc không 2 Bên cạnh tiết luộc, có thể ăn cháo thịt bằm để bổ sung đầy đủ đạm cho cơ thể.

Thịt heo xào thơm (dứa)

Quả dứa với thành phần giàu chất bromelain - một chất chống oxy hóa mạnh, giúp làm lành vết thương hiệu quả là một trong những thực phẩm cần được bổ sung trong chế độ ăn của người xăm môi. Vì thế, món thịt heo xào dứa cùng với ớt chuông, hành tây,...là một gợi ý lý tưởng cho bạn sau khi xăm môi. Lưu ý nên nấu thịt và các loại rau quả chín mềm để dễ ăn hơn nhé! 

Thịt heo nấu bông cải xanh 

Bông cải xanh là một trong những siêu thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như vitamin C, A, E, canxi, phốt pho, kẽm,...Vì thế, để môi bong tróc vảy nhanh hơn, lành lại và ổn định một cách nhanh chóng, bạn nên bổ sung món thịt heo nấu với bông cải vào thực đơn hàng ngày. 

Những lưu ý khác sau khi xăm môi 

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất để giúp vết thương phục hồi nhanh hơn thì sau khi xăm môi, bạn cũng cần chú ý kiêng cử theo chỉ dẫn của các chuyên viên thẩm mỹ, để đảm bảo có kết quả xăm môi tốt nhất. Một số lưu ý này bao gồm: 

  • Uống nhiều nước, hạn chế uống trà, cà phê, bia rượu và các chất kích thích khác. Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp hạn chế tình trạng khô môi và nứt nẻ sau khi phun xăm. Tuy nhiên lưu ý trong vài ngày đầu sau khi xăm môi không được để nước chạm vào mực xăm, vì thế nên uống nước bằng ống hút, bạn nhé! 
xăm môi có ăn được tiết luộc không 3 Bên cạnh ăn đầy đủ chất, bạn cũng cần bổ sung đủ nước sau khi phun xăm môi.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp sau khi xăm môi, bác sĩ có thể phối hợp với chuyên viên thẩm mỹ để thăm khám và chỉ định đơn thuốc để bạn kháng viêm và chống lại nhiễm khuẩn (nếu có). 
  • Hạn chế trang điểm, nhất là tô son và đánh phấn nền xung quanh vùng môi xăm. 
  • Bảo vệ và dưỡng môi cẩn thận. Luôn mang khẩu trang khi ra đường, tránh để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và bụi bẩn gây viêm nhiễm, tổn thương da. Đồng thời, thoa các sản phẩm son dưỡng môi theo chỉ dẫn từ các chuyên viên thẩm mỹ. 

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn trả lời được câu hỏi: Xăm môi có ăn được tiết luộc không? Và những lưu ý cần biết để kiêng cữ đúng cách khi đang xăm môi nhé! 

Quỳnh Vi 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin