Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sẩy thai là điều rất đáng tiếc, không những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm thần mà còn có tác động không nhỏ đến thể chất của sản phụ. Vậy sẩy thai nên ăn gì để nhanh chóng bình phục lại sức khỏe? Cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Sẩy thai đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất phát từ những bất thường về mặt di truyền của thai nhi, bất thường trong cấu tạo tử cung của mẹ, do chế độ sinh hoạt hoặc ăn uống không phù hợp của mẹ và thậm chí đến từ những chấn động về tâm lý. Do đó, sẩy thai nên ăn gì là vấn đề rất được quan tâm để phục hồi sức khỏe thai phụ cũng như hạn chế hiện tượng đau lòng này tái diễn.
Sẩy thai là tình trạng thai nhi bị đẩy ra khỏi tử cung của người mẹ trước tuần 20 của thai kỳ do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu đến từ những bất thường về gen, nhiễm sắc thể hoặc những bất thường về cấu tạo tử cung của mẹ.
Sẩy thai sớm là những sẩy thai xảy ra trước tuần thứ 12; khi sẩy thai trong giai đoạn từ tuần thứ 12 đến 20 được gọi là sẩy thai muộn.
Sẩy thai có rất nhiều hình thức khác nhau dựa vào đặc điểm riêng của chúng như:
Nhiều người thắc mắc sau khi sảy thai nên ăn gì? Đa số các trường hợp sẩy thai đều có chảy máu ở nhiều mức độ khác nhau nên rất dễ dẫn đến thiếu máu. Vì vậy lời giải cho câu hỏi sẩy thai nên ăn gì thường là những thực phẩm giúp tăng cường sản xuất máu.
Do sẩy thai thường đem đến nguy cơ thiếu máu nên thực phẩm giàu nguyên tố sắt là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của phụ nữ bị sẩy thai.
Các thực phẩm giàu sắt có thể đến từ cả nguồn động vật và thực vật. Tuy nhiên để cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất thì cần ưu tiên những thực phẩm ở dạng sắt heme. Thịt động vật được xem là chứa nhiều sắt heme, nhất là các loại thịt nạc, thịt gà bỏ mỡ hoặc thịt đỏ như thịt bò, dê hoặc thịt cá ngừ…
Các nhóm thực phẩm giàu sắt khác có thể cung cấp thêm bao gồm:
Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả hấp thu sắt tại ruột non và tá tràng thì các mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ vitamin C cho cơ thể đến từ các loại trái cây tươi như: Ổi, cam, quýt, bưởi, dâu tây…
Tuy nhiên, cần lưu ý trong quá trình chế biến vì sản phụ vừa sẩy thai thường rất nhạy cảm. Các thực phẩm nên được chế biến ở dạng hấp, luộc, nướng… Hạn chế tối đa chiên rán hoặc xào nhiều dầu mỡ để giữ được nguyên vẹn các chất dinh dưỡng.
Nhóm thực phẩm thứ 2 được kể đến trong mục sẩy thai nên ăn gì là thực phẩm giàu canxi. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, dự trữ canxi trong cơ thể người mẹ giảm đi tương đối nhiều để cung cấp cho thai nhi. Sau khi sẩy thai, bà mẹ cần bổ sung canxi để bù lại lượng này đồng thời chuẩn bị dự trữ cho lần mang thai tiếp theo.
Các thực phẩm giàu canxi mà các mẹ có thể tham khảo như:
Để tránh những ảnh hưởng xấu của tâm trạng đến sức khỏe thì phụ nữ bị sẩy thai cần lưu ý đến việc bổ sung đủ magie từ thực phẩm do magie có vai trò quan trọng trong hồi phục tâm trạng, an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Các nhóm thực phẩm giàu magie bao gồm:
Ngoài ra, magie còn có tác dụng hỗ trợ sản sinh năng lượng nhằm phục hồi cơ thể, tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ phát triển tế bào, cơ bắp cho bà mẹ sau sẩy thai.
Sẩy thai là điều đau lòng mà không bà mẹ muốn trải qua. Do đó, để ngăn ngừa tai biến đau lòng này, mẹ bầu có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
Tóm lại, sẩy thai là câu chuyện đau lòng mà không một bà mẹ nào muốn đối diện. Sau khi sảy thai cơ thể mẹ thường suy nhược cả về sức khỏe thể chất và tinh thần do đó chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng. Hi vọng Nhà Thuốc Long Châu đã đem đến cho bạn thông tin bổ ích về vấn đề sẩy thai nên ăn gì qua bài viết này!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.