Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Scorbut là bệnh gì? Scorbut có gây nguy hiểm không?

Ngày 30/07/2021
Kích thước chữ

Thiếu vitamin C sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng, điển hình nhất là bệnh scorbut. Vậy Scorbut là bệnh gì và scorbut có thực sự nguy hiểm không?

Bệnh scorbut hay còn gọi là Scurvy tuy khá phổ biến nhưng rất hiếm người biết. Các triệu chứng của bệnh không rõ nét nên dễ nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường. Để nhận biết căn bệnh này mời bạn theo dõi thông tin quan trọng trong bài viết sau đây nhé.

Scorbut là bệnh gì?

Scorbut là bệnh gì? Scorbut thực chất là căn bệnh xuất phát từ sự thiếu hụt vitamin C trong cơ thể gây ra. Vitamin C nếu cung cấp không đủ cho cơ thể suốt thời gian dài sẽ gây ra triệu chứng thiếu máu, loét lợi, rụng răng, sưng phù và nhiều triệu chứng điển hình khác của bệnh scorbut.

Scorbut là bệnh gì? Scorbut có gây nguy hiểm không?Loét miệng là dấu hiệu điển hình của bệnh scorbut

Triệu chứng của bệnh Scorbut là gì?

Các triệu chứng của bệnh scorbut thường không rõ rệt và rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm, mệt mỏi thông thường.

Cụ thể, trong 8-12 tuần đầu tiên người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, khó chịu trong người. Sau đó khoảng 1-3 tháng tiếp theo những dấu hiệu của bệnh scorbut sẽ diễn biến rõ rệt dần như đau cơ, thiếu máu, xuất huyết dưới da. Ngoài ra, lúc này lông sẽ bị xoắn lại, răng có dấu hiệu rụng, lợi sưng, người bệnh ăn uống nhạt miệng, lâu dần sẽ bị tiêu cực dẫn đến trầm cảm.

Ngoài ra, ở một số trường hợp đặc biệt, người mắc scorbut còn xuất hiện triệu chứng khó thở, phù nề toàn thân, da vàng, đau họng. Thậm chí là co giật rất đáng lo ngại.

Scorbut là bệnh gì? Scorbut có gây nguy hiểm không? 1Xuất huyết dưới da là một trong những dấu hiệu của thiếu vitamin C

Để chẩn đoán bệnh nhân có bị scorbut bác sĩ phải cùng lúc tiến hành nhiều phương pháp khác nhau. Như chụp x-quang khớp ở các vị trí như cổ tay, đầu gối, xương sườn. Ngoài ra, kết hợp cùng thông tin thu thập từ người bệnh về thói quen ăn uống, tình trạng thể chất và tiền sử bệnh nền trước đó.

Bệnh scorbut không chỉ xuất hiện ở người già, mà ngay cả người trẻ tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em cũng có thể trở thành đối tượng của căn bệnh này. Nhất là phụ nữ mang thai nếu mắc scorbut cần phải chữa trị càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Bệnh Scorbut có nguy hiểm không?

Bên cạnh câu hỏi scorbut là bệnh gì thì nhiều người cũng đặt mối lo ngại liệu rằng bệnh scorbut có nguy hiểm không?

Scorbut là bệnh gì? Scorbut có gây nguy hiểm không? 2

Bệnh scorbut liệu có nguy hiểm không?

Thực tế, căn bệnh này rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Tuy rằng nguyên nhân gây bệnh chỉ là do thiếu hụt vitamin C. Nhưng về lâu dài nếu để tình trạng tiếp diễn nặng thì bệnh nhân sẽ bị tử vong.

Mặt khác trẻ sơ sinh nếu bị scorbut sẽ khiến trẻ mắc bệnh còi xương. Do xương cánh tay và phần xương chân bị giới hạn phát triển nên xương sẽ sớm bị cứng lại. Điều trị không kịp thời dễ dẫn tới tư thế chân ếch, người bệnh còn bị thiếu máu, đau tim, nặng nề nhất chính là tử vong.

Do đó, trước sự nguy hiểm của bệnh scorbut chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị căn bệnh này kịp thời nhất. Dưới đây là những phương pháp mà bạn có thể tham khảo để phòng tránh cho bản thân và gia đình.

Phòng ngừa và điều trị bệnh Scorbut như thế nào?

Để phòng ngừa và điều trị bệnh scorbut đòi hỏi chúng ta phải có chế độ ăn uống khoa học. Cụ thể, đối với bệnh nhân mới mắc bệnh scorbut nên bổ sung lượng vitamin C cần thiết trong thực đơn hàng ngày.

Liều khuyến cáo phù hợp đó là từ 1-2g mỗi ngày. Tương đương với 1 viên c sủi 1 ngày. Kiên trì uống trong vòng 1- 3 tháng tình trạng bệnh sẽ có dấu hiệu tiến triển.

Bên cạnh đó, ngoài việc bổ sung trực tiếp bằng C sủi, hoặc bột vitamin C chúng ta cũng có thể bổ sung thông qua thực phẩm như trái cây, rau củ quả.

Một số loại trái cây rất giàu vitamin C mà bạn nên có trong thực đơn mỗi ngày đó là cam, quýt, chanh, dâu tây, kiwi, xoài, thơm.

Ngoài ra, các loại rau củ cũng chứa rất nhiều vitamin C không kém đó là ớt chuông, súp lơ, bông cải xanh, khoai lang. Bạn có thể thay đổi món mỗi ngày để bữa ăn đủ dinh dưỡng nhưng không cảm thấy nhàm chán.

Scorbut là bệnh gì? Scorbut có gây nguy hiểm không? 3Phòng ngừa bệnh scorbut bằng cách bổ sung thực phẩm chứa vitamin C hàng ngày

Mặt khác, hàm lượng vitamin C bổ sung mỗi ngày cho người bệnh còn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Do đó, nếu đang mắc bệnh scorbut thì bạn hãy liên hệ bác sĩ chuyên môn để xác định chính xác lượng vitamin C cần thiết phải bổ sung hàng ngày nhé.

Song song cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh mắc scorbut cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của bản thân để cải thiện bệnh hiệu quả. Nhất là với người có tiền sử nghiện rượu, nghiện thuốc lá phải cai hẳn để không ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể.

Bên cạnh đó, nếu có nhiều thời gian chúng ta hãy tập thể dục, thể thao hàng ngày sẽ giúp nâng cao thể lực. Đồng thời việc tập luyện cũng thúc đẩy hoạt động trao đổi chất diễn ra nhanh hơn.

Xem ngay:

Như vậy, trên đây là những thông tin quan trọng giải đáp băn khoăn scorbut là bệnh gì và scorbut có nguy hiểm không? Thực tế căn bệnh này đã xuất hiện từ rất lâu. Nhưng mãi cho đến khi khoa học phát triển người ta mới định nghĩa được scorbut là bệnh gì. Tuy không diễn biến nhanh như các bệnh nguy hiểm khác nhưng scorbut ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, ngay từ bây giờ mỗi người chúng ta hãy bổ sung vitamin C hàng ngày thông qua thực phẩm chức năng và chế độ ăn uống để phòng bệnh scorbut nhé.

Nga Tần

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin