Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Aplastic anemia là gì? Những biến chứng thường gặp

Ngày 30/11/2024
Kích thước chữ

Aplastic anemia là gì? Đây được biết là một bệnh lý hiếm gặp nhưng cực kỳ nghiêm trọng, khi tủy xương mất khả năng sản xuất các tế bào máu cần thiết cho cơ thể. Do đó bạn cần nhận biết sớm các triệu chứng để có hướng điều trị thích hợp cho người bệnh.

Aplastic anemia là gì? Đây là tình trạng thiếu máu do tủy xương mất khả năng sản xuất tế bào máu, gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

Aplastic anemia là gì?

Aplastic anemia là gì? Aplastic anemia hay còn được biết đến với bệnh thiếu máu bất sản, đây là tình trạng suy tủy xương khiến tủy mất khả năng hoặc suy giảm nghiêm trọng trong việc sản xuất các tế bào máu, bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Đây là một bệnh lý hiếm gặp, gây suy giảm số lượng tế bào gốc tạo máu (HSCs). Đây được biết là loại tế bào giữ vai trò quan trọng trong việc sản sinh các dòng tế bào máu cần thiết cho cơ thể.

Aplastic anemia là gì? Những biến chứng thường gặp 1
Aplastic anemia là bệnh gây suy giảm tế bào gốc tạo máu

Một số dấu hiệu thường gặp

Các triệu chứng của thiếu máu bất sản (aplastic anemia) thường gặp ở người bệnh như:

  • Giảm bạch cầu: Người bệnh có thể sốt, dễ nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm xoang, hoặc nhiễm trùng da.
  • Giảm tiểu cầu: Biểu hiện chảy máu bất thường như chảy máu cam, chảy máu âm đạo, xuất huyết nội tạng và dễ bầm tím.
  • Giảm hồng cầu: Người bệnh thường mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, đau đầu, da nhợt nhạt, sức khỏe yếu và nhịp tim không đều.
  • Dễ chảy máu: Xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, chảy máu cam, bầm tím trên da, niêm mạc có các đốm xuất huyết nhỏ.
  • Xuất huyết nội tạng: Có thể xuất hiện xuất huyết võng mạc, rong kinh, xuất huyết tiêu hóa.
  • Nhịp tim nhanh: Bệnh nhân có thể cảm thấy hồi hộp, đau tức ngực, khó thở, da tái xanh, không thể vận động nhiều và sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Triệu chứng bẩm sinh: Một số bệnh nhân thiếu máu bất sản bẩm sinh thường có vóc dáng thấp bé, sọ nhỏ, loạn sản móng, ngón tay cái bất thường, xuất hiện bạch sản ở họng hoặc thay đổi sắc tố da.

Các triệu chứng thường có thể kéo dài vài tháng, từ mức độ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, bệnh có thể chuyển biến đột ngột, với các biểu hiện điển hình như lú lẫn, co giật, khó thở, hoặc mất nhiều máu.

Nguyên nhân gây thiếu máu bất sản

Sau khi đã tìm hiểu aplastic anemia là gì, bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị thích hợp. Thiếu máu bất sản (aplastic anemia) thường xuất hiện do suy giảm khả năng tạo máu của tủy xương, đặc biệt là do giảm tế bào gốc tạo máu (HSCs) và nguyên nhân thường không xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh như:

  • Điều trị xạ trị và hóa trị: Các liệu pháp này giúp tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng cũng có thể gây hại cho các tế bào lành như các tế bào tạo máu trong tủy xương.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Các chất như thuốc trừ sâu, xăng, kim loại nặng có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sản xuất tế bào máu của tủy xương.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc như thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, kháng sinh (đặc biệt là cloramphenicol), hoặc thuốc chống co giật có thể gây thiếu máu bất sản.
  • Bệnh tự miễn: Những bệnh như lupus có thể khiến hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào tạo máu trong tủy xương, gây bệnh thiếu máu bất sản.
  • Nhiễm virus: Các virus như viêm gan, Epstein-Barr, HIV có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo máu của tủy xương.
  • Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như đái huyết sắc tố kịch phát về đêm cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh thiếu máu bất sản.
Aplastic anemia là gì? Những biến chứng thường gặp 2
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu bất sản

Biến chứng thường gặp ở thiếu máu bất sản

Bệnh nhân thiếu máu bất sản có thể phải gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe như:

  • Nhiễm trùng: Do hệ miễn dịch yếu, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng nấm hoặc nhiễm trùng huyết.
  • Bệnh ký chủ - mô ghép: Ở bệnh nhân ghép tủy xương, có nguy cơ mắc bệnh cấp tính (18%) và bệnh mạn tính (26%).
  • Thừa sắt trong máu: Truyền máu thường xuyên khi điều trị bệnh có thể dẫn đến tình trạng hemosiderosis, gây tích tụ sắt trong cơ thể.
  • Xuất huyết: Bệnh nhân có thể dễ bị chảy máu, thậm chí là xuất huyết nặng.
  • Ung thư thứ phát: Thiếu máu bất sản có thể dẫn đến các loại ung thư như bạch cầu ác tính hoặc loạn sản tủy (tỷ lệ mắc bệnh là 15 - 19% đối với trẻ từ 6 - 10 tuổi).

Ngoài ra, việc điều trị thiếu máu bất sản bằng phương pháp ghép tủy cũng có thể gặp phải nhiều rủi ro. Do hóa trị liều cao, tiêm tế bào tủy xương và sử dụng các loại thuốc ức chế gây ra nhiều tác dụng phụ và biến chứng.

Aplastic anemia là gì? Những biến chứng thường gặp 3
Thiếu máu bất sản có thể gây nên biến chứng nhiễm trùng cho người bệnh

Phương pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu bất sản

Ngày nay với công nghệ hiện đại, bạn có thể chẩn đoán bệnh thiếu máu bất sản với các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm tại phòng khám: Đây là phương pháp phổ biến và chính xác nhất để phát hiện các dạng thiếu máu. Bạn chỉ cần đặt lịch hẹn với bác sĩ hoặc phòng khám y tế, lấy mẫu máu và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.
  • Bộ dụng cụ thử nghiệm DIY tại nhà: Các bộ dụng cụ xét nghiệm thiếu máu có sẵn tại nhà giúp bạn dễ dàng lấy máu và gửi đi xét nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gặp phải sai sót nếu không tuân thủ đúng quy trình và thiếu kiến thức chuyên môn.
Aplastic anemia là gì? Những biến chứng thường gặp 4
Xét nghiệm tại phòng khám giúp bạn xác định chính xác bệnh nhanh chóng

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “aplastic anemia là gì”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp nhận biết sớm các dấu hiệu và hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị thích hợp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin