Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Siêu âm đầu dò là kỹ thuật siêu âm vùng chậu rất hiện đại và có độ chính xác rất cao, giúp cho phụ nữ kiểm tra tình trạng thai dù tuổi thai còn rất nhỏ. Vậy kỹ thuật này có ảnh hưởng gì không?
Siêu âm đầu dò là phương pháp không gây ra bất kỳ đau đớn nào. Kỹ thuật này đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay trong việc chẩn đoán và xác định tình trạng mang thai và vấn đề liên quan khác. Ngoài ra, siêu âm đầu dò còn hỗ trợ đắc lực cho việc thụ tinh nhân tạo đối với những người khó có con, hiếm muộn và những người muốn có kết quả tốt nhất trong quá trình thụ thai.
Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm được tiến hành an toàn ở vùng kín của phụ nữ. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này, đã luôn khiến rất nhiều chị em phụ nữ mới mang thai lần đầu tiên thường băn khoăn và lo lắng, liệu kỹ thuật này có ảnh hưởng điều gì hay không?
Siêu âm đầu dò là kỹ thuật siêu âm mà các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đầu dò siêu âm chuyên dụng trang bị sóng siêu âm, đưa vào âm đạo của người phụ nữ để kiểm tra cơ quan sinh dục bên trong như tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo,…
Đây là kỹ thuật có độ chính xác rất cao, qua đó tình trạng sức khỏe của các cơ quan bên trong cơ quan sinh dục sẽ được xác định và chẩn đoán các bệnh lý liên quan nếu có. Đồng thời, kỹ thuật siêu âm đầu dò này còn giúp bác sĩ quan sát được sự hình thành của trứng, thời điểm rụng trứng và độ dày hay mỏng lớp niêm mạc trong thành tử cung,…
Bằng phương pháp siêu âm đầu dò này, bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện ra những bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng, tắc ống dẫn trứng và thậm chí vấn đề mang thai ngoài tử cung.
Việc đưa một thiết bị y tế nào đó vào âm đạo nên luôn khiến rất nhiều mẹ bầu lo lắng rằng siêu âm đầu dò có hại không hoặc có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Theo các bác sĩ Sản khoa cho biết, khi thực hiện siêu âm đầu dò, thiết bị siêu âm chỉ di chuyển xung quanh vùng âm đạo và không chạm vào cổ tử cung hay tử cung. Do đó, sẽ không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho cổ tử cung hay tử cung của thai phụ, do đó thai nhi vẫn sẽ được bảo vệ an toàn. Vì thế, các mẹ bầu hãy yên tâm rằng siêu âm đầu dò sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi nhé!
Hơn thế nữa, với những chị em phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu, việc thực hiện siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí của thai nhi, từ đó phát hiện sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung – một hiện tượng rất nguy hiểm vì nếu không kịp phát hiện sớm có nguy cơ dẫn đến vỡ túi thai, vỡ ống dẫn trứng và nhiễm trùng ổ bụng,…
Trường hợp này có thể khiến mẹ bầu bị mất máu và nguy hiểm đến tính mạng bởi siêu âm ổ bụng không thể hiển thị hình ảnh của phôi thai. Ngoài ra trong một số trường hợp bác sĩ vẫn có thể cho thai phụ thực hiện siêu âm đầu dò kể cả khi thai nhi đã phát triển to hơn như khi cần kiểm tra cổ tử cung hay có sự nghi ngờ nhau tiền đạo.
Lưu ý, bác sĩ thường sẽ không chỉ định phương pháp siêu âm đầu dò này cho những người bị dị dạng bộ phận sinh dục, đang trong thời kỳ hành kinh, bệnh nhân đang bị viêm nhiễm phụ khoa cấp tính và bệnh viêm âm đạo cấp độ nặng,... Thay vào đó, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp siêu âm khác như siêu âm ổ bụng để phục vụ cho việc kiểm tra tình trạng thai nhi. Không những thế, phương pháp siêu âm đầu dò này được khuyến cáo không sử dụng với trẻ em và các chị em chưa từng quan hệ tình dục trước đó.
Tương tự với siêu âm ổ bụng, khi thực hiện siêu âm đầu dò, chị em phụ nữ nên thả lỏng, thư giãn và không cần chuẩn bị quá nhiều. Đồng thời, mặc dù kết quả siêu âm đầu dò chính xác rất cao nhưng không nhất thiết mỗi lần khám thai, thai phụ đều phải thực hiện kỹ thuật này. Khi thai nhi phát triển lớn hơn, mẹ bầu sẽ được khuyên chỉ nên thực hiện kỹ thuật siêu âm thành bụng để bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe thai nhi.
Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn tiểu hoặc đi tiểu hết để bàng quang căng đầy hoặc trống rỗng để phục vụ cho quá trình siêu âm. Thông thường, bàng quang trống rỗng sẽ thuận lợi hơn khi bác sĩ siêu âm buồng trứng, vòi trứng và siêu âm ống dẫn trứng. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi siêu âm đầu dò mà bạn đọc có thể tham khảo:
Với những thông tin “Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng gì không”hi vọng đã giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về siêu âm đầu dò. Siêu âm đầu dò hay siêu âm thông thường là những kỹ thuật rất quan trọng giúp bác sĩ theo dõi tốt sức khỏe trong suốt thai kỳ. Do đó, các mốc siêu âm và thăm khám cực kỳ quan trọng mà mẹ bầu cần thực hiện đầy đủ y lệnh bác sĩ sản khoa. Chúc cho các chị em có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.