Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Silicon bơm ngực là gì? Có nên sử dụng Silicon bơm ngực không?

Ngày 26/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, Silicon bơm ngực là phương pháp làm đẹp được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ Silicon bơm ngực là gì trước khi tiến hành phương pháp này. Cùng khám phá về chủ đề này trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Sở hữu vòng 1 đẹp tròn đầy là mơ ước của rất nhiều chị em. Để đáp ứng nhu cầu làm đẹp này, nhiều thẩm mỹ viện đã cho ra đời phương pháp độn ngực bằng Silicon. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu liệu có nên sử dụng Silicon bơm ngực không nhé!

Silicon bơm ngực là gì?

Silicon là một loại hợp chất cao phân tử, hay còn được biết với cái tên là Dimethylpolysiloxane. Thành phần chính của hợp chất này là Silicon kết hợp cùng với Oxygen, carbon và các gốc hữu cơ tự nhiên. Nhờ vào những thành phần này mà Silicon có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: Gel, lỏng, dẻo, rắn,...

Trong y học, Silicon bơm ngực được sử dụng phổ biến là dạng MDX 44011. Theo đó, điểm đặc trưng nhất của loại Silicon này là độ nhớt cao gấp 350 lần so với nước. Với đặc tính này, Silicon bơm ngực rất khó bị hấp thu nên có thể giữ hình khối tốt. Vì vậy, khi đưa vào cơ thể, nó ít gây ra các phản ứng bất thường và ít bị biến dạng theo thời gian.

Silicon bơm ngực là gì? Có nên sử dụng Silicon bơm ngực không? 1
Silicon bơm ngực là phương pháp thẩm mỹ phổ biến

Phương pháp làm đẹp bằng Silicon bơm ngực

Silicon bơm ngực cần đảm bảo sự tương đồng với cơ thể con người. Chính vì vậy mà Silicon bơm ngực có đầy đủ đặc tính lý hóa quan trọng và dễ sử dụng. Bên cạnh đó, khi chế tác loại Silicon này, nhà sản xuất cũng thêm vào một số chất khác như: Axit béo, dầu thực vật,… Khi đưa vào cơ thể, Silicon sẽ trải đều bề mặt của vết lõm. Từ đó, giúp cho khối lượng vòng 1 tăng lên theo ý muốn.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ bơm trực tiếp Silicon vào trong vùng ngực để giúp cho bầu ngực căng tròn hơn. Do có tính trơ nên Silicon được bơm vào mô dưới da rất khó bị biến đổi. Hơn nữa, nó còn tạo thành các túi, nang trong mô giống như những túi độn. Vì vậy, mô da ngực được căng đầy một cách vĩnh viễn, làm cho chị em có được vòng 1 với kích thước như mong muốn.

Trên thực tế, liệu pháp thẩm mỹ nâng ngực bằng Silicon thường được áp dụng phổ biến ở châu Á và châu Âu. Tại Hoa Kỳ, Silicon dạng lỏng được các cơ quan quản lý kiểm định chặt chẽ hơn. Vì vậy, nó rất ít khi được sử dụng trên cơ thể con người.

Silicon bơm ngực là gì? Có nên sử dụng Silicon bơm ngực không? 2
Silicon bơm ngực được nhiều chị em vô cùng yêu thích

Có nên sử dụng Silicon bơm ngực không?

Silicon bơm ngực còn có tên gọi khác là “mỡ nhân tạo”. Theo đó, tại Việt Nam, phương pháp này được sử dụng phổ biến ở khoảng đầu thập niên 60 của thế kỷ XX. Cũng bởi tính đơn giản, hiệu quả nhanh và có chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên, khi nền y học phát triển hơn, phương pháp này ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm. Đó là:

  • Tiêm trực tiếp Silicon vào bầu ngực có thể gây biến dạng bầu ngực. Từ đó, khiến cho vùng ngực trở nên lồi lõm, lệch, xấu xí,...
  • Hiệu quả không được như mong muốn, không khắc phục được triệt để các khuyết điểm của vòng 1.
  • Thời gian duy trì hiệu quả thẩm mỹ không lâu dài.
  • Nếu Silicon bơm ngực là loại dùng trong công nghiệp, người dùng có thể sẽ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như: Thuyên tắc mạch, sốc phản vệ, nhiễm trùng máu,...
  • Kỹ thuật bơm ngực không đúng còn có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
  • Sau một thời gian sử dụng, Silicon có thể bị vón cục, dễ dẫn đến viêm nhiễm, bị hoại tử hoặc vỡ ra ngoài.
  • Việc va chạm mạnh ở vùng ngực có thể gây vỡ túi ngực, viêm, nhiễm trùng, tấy, sưng tấy,...
Silicon bơm ngực là gì? Có nên sử dụng Silicon bơm ngực không? 3
Silicon bơm ngực có thể kéo theo nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm

Khi nào nên tầm soát túi ngực Silicon?

Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến cáo rằng, để quá trình duy trì vùng ngực nâng được an toàn, bền lâu, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Nên tầm soát vỡ túi ngực 3 năm sau ca phẫu thuật đặt túi ngực đầu tiên. Sau đó, tiếp tục kiểm tra 2 năm/lần bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI). Kỹ thuật này có thể giúp bạn đảm bảo túi ngực có dấu hiệu bị vỡ bên trong hay không.
  • Tự kiểm tra hàng ngày tại nhà bằng cách nhận biết các dấu hiệu bất thường như: 2 bên ngực không đều về kích thước, hình dạng bầu ngực biến dạng, lệch lạc.

Nên áp dụng phương pháp nâng ngực nào?

Bên cạnh phương pháp nâng ngực bằng Silicon, kỹ thuật thẩm mỹ bằng nội soi cũng được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đây là phương pháp vô cùng hiện đại, có khả năng phóng đại chính xác cấu trúc khoang ngực trên màn hình. Từ đó, giúp cho việc bóc tách bầu ngực và đưa túi độn vào trong trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, túi ngực Silicon đã được thay thế bằng túi ngực dạng gel. Ưu điểm của loại túi ngực này là độ bền lâu hơn và an toàn hơn. Hơn nữa, nó còn mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho người dùng. Bao gồm:

  • Có tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo xấu.
  • An toàn cho người dùng và không làm ảnh hưởng tới tuyến sữa.
  • Tỷ lệ xâm lấn ít, hạn chế tối đa cảm giác đau đớn trong quá trình thẩm mỹ.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ từ 90 - 120 phút.
Silicon bơm ngực là gì? Có nên sử dụng Silicon bơm ngực không? 4
Bạn có thể thay thế Silicon bơm ngực bằng túi ngực dạng gel

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất liên quan đến Silicon bơm ngực. Phương pháp nâng ngực bằng Silicon có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro to lớn. Vì vậy, bạn nên thăm khám kỹ càng ở những cơ sở y tế uy tín trước khi tiến hành thẩm mỹ nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin