Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Chụp cộng hưởng từ có hại không?

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ

Y học ngày càng phát triển, ngày một nhiều máy móc và công nghệ được đưa vào y khoa để hỗ trợ cho việc khám chữa bệnh của con người. Trong những năm gần đây, những cụm từ như “chụp cộng hưởng từ” được nhiều người nhắc đến. Nhưng không phải ai cũng hiểu chụp cộng hưởng từ là gì và chụp cộng hưởng từ có hại không.

Trong quá trình khám chữa bệnh, nhiều bệnh nhân được bác sĩ chỉ định đi chụp cộng hưởng từ, nhưng với những ai chưa hiểu về phương pháp chẩn đoán hình ảnh này thì họ thường lo ngại không biết chụp cộng hưởng từ có hại không. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Chụp cộng hưởng từ là gì?

Chụp cộng hưởng từ hay còn được gọi là chụp MRI. Đây là một kỹ thuật sử dụng sóng radio và sóng từ trường để tạo ra hình ảnh giải phẫu của bệnh nhân. Trong cơ thể người có các nguyên tử hydrogen, các nguyên tử này dưới tác động của hai loại sóng trên sẽ hấp thu và giải phóng năng lượng RF. Máy sẽ tiếp nhận quá trình giải phóng năng lượng này, sau đó xử lý, chuyển đổi các tín hiệu thành dạng hình ảnh. 

Các hình ảnh từ việc chụp MRI có độ tương phản cao, rất rõ ràng và có tính giải phẫu tốt, giúp bác sĩ nhìn rõ hơn các mô, cơ quan và hệ thống xương của bệnh nhân. Trong một số trường hợp, hiệu quả từ việc chẩn đoán qua ảnh chụp MRI tốt hơn nhiều so với ảnh chụp X- quang, CT hay siêu âm,...

Điều đặc biệt ở chụp cộng hưởng từ là quá trình này không hề cần đến sự giúp đỡ của tia X nhưng vẫn có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán ra các vấn đề bất thường của cơ thể. Chính vì phương pháp này sử dụng một số loại sóng, nên không ít người thường e dè trước độ an toàn và đặt ra thắc mắc chụp cộng hưởng từ có hại không.

Chụp cộng hưởng là gì? Chụp cộng hưởng có hại không? 1
Chụp cộng hưởng từ có hại không là thắc mắc của nhiều người

Ứng dụng của chụp cộng hưởng từ MRI

Trước khi giải đáp cho thắc mắc chụp cộng hưởng từ có hại không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số ứng dụng của phương pháp chẩn đoán hình ảnh này. Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ cho một số cơ quan dưới đây:

Tim mạch

Chụp cộng hưởng từ cho các mạch máu hoặc tim sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được:

  • Mạch máu có bị tắc nghẽn hoặc viêm hay không.
  • Đánh giá các vấn đề xoay quanh động mạch chủ như bóc tách hay phình động mạch.
  • Chuyển động và độ dày của các vách ngăn tim.
  • Kích thước, chức năng của các buồng tim.
  • Mức độ tổn thương do bệnh tim hoặc đau tim.

Thần kinh

Chụp cộng hưởng từ MRI cũng được ứng dụng trong việc tầm soát các bệnh lý về thần kinh, giúp kịp thời phát hiện các vấn đề như:

Một số cơ quan khác

Ngoài tim mạch và thần kinh chụp cộng hưởng từ còn giúp phát hiện được các vấn đề tiềm tàng có thể gây hại cho sức khỏe ở các cơ quan khác nhau như: Tử cung, buồng trứng, thận, gan, đường mật, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, xương và các khớp,...

Chụp cộng hưởng từ có hại không?

Như đã đề cập ở trên, chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán bệnh trong y học, không chỉ phổ biến trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Tuy nhiên, xoay quanh việc chụp cộng hưởng từ vẫn còn nhiều vấn đề mà không phải ai cũng hiểu rõ. Một trong số đó chính là chụp cộng hưởng từ có hại không?

Trên thực tế, phương pháp chụp cộng hưởng từ không xâm lấn nên không hề gây ra cảm giác khó chịu hay đau đớn cho bệnh nhân trong suốt quá trình chụp. Đồng thời, phương pháp này cũng mất rất ít thời gian, nói không với bức xạ điện tử và tia X nên rất an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Cho đến nay, chưa phát hiện ra trường hợp nào gặp nguy hiểm về sức khỏe sau khi sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI. Vì thế, để giải đáp cho câu hỏi chụp cộng hưởng từ có hại không thì câu trả lời là không.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không nên sử dụng phương pháp này:

  • Bệnh nhân có mang thiết bị kim loại trong cơ thể: Nếu trong cơ thể bệnh nhân có các thiết bị cấy ghép bằng kim loại thì không nên chọn phương pháp này. Vì trong quá trình chụp cộng hưởng từ, từ trường cao từ máy chụp có thể gây hại cho các thiết bị bằng kim loại mà bệnh nhân đang mang trong người. Từ đó, ít nhiều cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể.
  • Người sợ không gian hẹp: Ngoài ra, vẫn có một số ít trường hợp người gặp ám ảnh cưỡng chế với môi trường hẹp hoặc sợ không gian hẹp nặng thì cũng không nên chụp cộng hưởng từ. Vì quá trình thực hiện, bệnh nhân phải nằm trong khoang chụp hẹp và kín điều này cũng dẫn đến một số tác hại cho bệnh nhân.
  • Phụ nữ mang thai: Mặc dù được chứng minh là không có hại cho thai nhi nhưng các bác sĩ vẫn khuyên rằng phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên chỉ nên chụp cộng hưởng từ khi thật sự cần thiết và đương nhiên là phải có sự chỉ định từ phía bác sĩ chủ trị. Ngoài ra, đối với phụ nữ đang cho con bú thì nên tạm dừng cho con bú từ 1 đến 2 ngày sau khi chụp MRI.
Chụp cộng hưởng là gì? Chụp cộng hưởng có hại không? 2
Phụ nữ cho con bú nên tạm ngưng cho bé bú 1 - 2 ngày sau khi chụp MRI

Một vài điểm lưu ý khi thực hiện chụp cộng hưởng từ

Sau khi đã có câu trả lời cho thắc mắc chụp cộng hưởng từ có hại không, một vấn đề mà bạn cũng cần quan tâm đó là một số lưu ý khi thực hiện chụp cộng hưởng từ. 

Trước khi chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân cần trình bày và tham vấn kỹ càng với bác sĩ về vấn đề sức khỏe hiện tại, các bệnh đã từng mắc phải trong quá khứ, có bị dị ứng với thuốc hoặc thiết bị y tế nào không, có đang mang thai hay cho con bú không,...

Bệnh nhân được ăn uống bình thường trước khi chụp MRI và nhớ là không ăn những thực phẩm bác sĩ chỉ định nên kiêng liên quan đến vấn đề sức khỏe hiện tại.

Trong quá trình chụp cộng hưởng từ, nên tháo bỏ các vật dụng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình chụp như: Các loại trang sức (dây chuyền, vòng tay, nhẫn,..), đồng hồ đeo tay, thẻ từ, thẻ điện tử, mắt kính, áo lót có gọng kim loại, răng giả, máy trợ thính,... Hầu như các bệnh viện hay cơ sở y tế khi thực hiện chụp cộng hưởng từ đều yêu cầu bệnh nhân mặc trang phục chuyên dùng phù hợp cho việc chụp nên bạn cũng không cần phải quá lưu tâm đến vấn đề này. .

Chụp cộng hưởng là gì? Chụp cộng hưởng có hại không? 3
Mặc trang phục chuyên dụng để chụp MRI

Trong quá trình chụp có thể bạn sẽ nghe thấy tiếng ồn như tiếng đập hoặc tính gõ mạnh; bị rung lắc hoặc co giật nhẹ. Những điều này là do cơ chế hoạt động của máy chụp MRI, điều đó là hoàn toàn bình thường và bạn không cần phải lo lắng hay bất an gì cả.

Sau khi chụp cộng hưởng từ xong, một số ít bệnh nhân sẽ bị choáng nhẹ thì cần một chút thời gian để tỉnh táo, còn lại đa phần không gặp vấn đề gì và có thể sinh hoạt một cách bình thường.

Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn về chụp cộng hưởng từ cũng như vấn đề chụp cộng hưởng từ có hại không. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp chẩn đoán hình ảnh này và có thể yên tâm hơn mỗi khi được bác sĩ chỉ định thực hiện nhé.

Xem thêm: Chụp MRI có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Có làm giảm tuổi thọ không?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Chụp mriMri