Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời điểm nắng nóng là lúc dịp bùng phát của sởi và sốt phát ban. Do cùng có dấu hiệu nổi ban đỏ nên nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Bài viết so sánh sởi và sốt phát ban dưới đây sẽ mang đến cho bạn một số thông tin về sự khác nhau giữa hai bệnh từ đó giúp bạn điều trị bệnh tốt hơn.
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến sởi là do nhiễm virus thuộc giống Morbilli của họ Paramyxoviridae - đây là virus cấp tính.
2. Triệu chứng
Sốt, mệt mỏi, chán ăn, sổ mũi, hắt hơi, ho khan, nhạy cảm với ánh sáng, đỏ mắt.
Trong miệng và cổ họng dần xuất hiện các ban trắng (đốm Koplik). Sau đó trên trán, xung quanh tai phát ban và lan dần ra hết cơ thể. Tình trạng phát ban này kéo dài trong khoảng 7 ngày. Sau 2 - 3 ngày phát ban thì tình trạng sốt sẽ hạ xuống.
Ban của sởi là dạng sẩn (gồ lên trên bề mặt da). Khi hết sẽ để lại vết thâm.
3. Biến chứng
Về hô hấp:
Viêm phế quản, viêm phổi.
Về thần kinh:
Viêm não, viêm màng não.
Viêm não chất trắng biến cấp sơ hóa.
Về tiêu hóa:
Viêm niêm mạc miệng, viêm ruột, tiêu chảy.
Viêm loét giác mạc
1. Nguyên nhân
70 - 80% nguyên nhân dẫn đến sốt phát ban chủ yếu là virut lành tính.
2. Triệu chứng
Sốt cao trong khoảng 3 - 5 ngày, sưng hạch bạch huyết, kèm sổ mũi, hắt hơi.
Sau khi hết sốt thì các nốt ban sẽ xuất hiện ở vùng lưng, ngực, bụng và cánh tay. Có thể không lan tới chân và mặt. Các nốt ban sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây khó chịu.
3. Biến chứng
Sốt phát ban là bệnh lành tính, ít gây biến chứng, nếu được chăm sóc đúng cách bệnh sẽ tự lành. Trong một vài trường hợp đặc biệt có thể dẫn tới biến chứng sưng phổi hoặc viêm não.
Trên đây là một số điểm so sánh về sự khác nhau giữa sởi và sốt phát ban. Bạn có thể tìm hiểu thêm dấu hiệu các nốt sởi và phân biệt với sốt phát ban để có thêm thông tin.
Sốt phát ban thường xảy ra ở trẻ em do hệ miễn dịch còn yếu, người lớn cũng có thể bị bệnh tuy nhiên không nặng. Khi trẻ bị sốt phát ban thì bạn nên chú ý những vấn đề sau đây:
Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế tiếp với những đứa trẻ khác để tránh lây lan.
Cần lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng co giật.
Cho trẻ các loại thuốc giảm ho có nguồn gốc tự nhiên như gừng hấp mật ong, tắc chưng đường phèn...
Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng và giàu chất dinh dưỡng, uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và bổ sung thêm vitamin cho trẻ nhất là vitamin A để bảo vệ mắt của trẻ.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày.
Đối với trẻ bị bệnh sởi bạn cũng áp dụng những phương pháp như trên, bên cạnh đó còn có các bài thuốc hiệu quả như rau ngổ hay rau diếp cá trị bệnh sởi mà bạn có thể tìm hiểu thêm để điều trị bệnh sởi tốt hơn.
Cách phòng ngừa sởi và sốt phát ban tốt nhất là bạn nên chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng, những người trưởng thành chưa bị sởi thì nên chú ý đi chích ngừa. Tốt nhất chúng ta nên chủ động phòng ngừa trước để tránh bị nhiễm bệnh cũng như những biến chứng có thể gây ra từ sởi và sốt phát ban.
Hoàng Minh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...