Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sởi gió: bị sởi có ra gió được không?

Ngày 14/05/2018
Kích thước chữ

Bệnh sởi là một bệnh do vi rút cấp tính gây nên. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch vào mùa xuân ở những thành phố lớn. Nhiều người thắc mắc về vấn đề sởi gió: bị sởi có ra gió được không?

Bệnh sởi là một bệnh do vi rút cấp tính gây nên. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch vào mùa xuân ở những thành phố lớn. Nhiều người thắc mắc về vấn đề sởi gió: bị sởi có ra gió được không?

1. Kiến thức về bệnh sởi

Sởi có bị lây không?

Bệnh sởi là căn bệnh có khả năng lây lan rất cao (lên đến 90%) ở những người chưa có miễn dịch (có nghĩa là chưa được tiêm vaccine và cũng chưa bị sởi lần đầu) thông qua đường hô hấp (thường lây từ người mắc bệnh ho, có nói chuyện hoặc có sự tiếp xúc thông thường).

Sởi gió: bị sởi có ra gió được không 1

Sởi gió: bị sởi có ra gió được không?

Tuy nhiên, về cơ bản thì theo các bác sĩ đây là một bệnh lành tính, lí do vì thông thường, hệ miễn dịch của bạn sẽ tự có thể loại bỏ virus sởi trong vòng 7 đến 10 ngày. Thời gian mắc bệnh, bạn chỉ cần cho bệnh nhân uống thật nhiều nước, uống vitamin, ăn uống thanh mát, đặc biệt là không uống kháng sinh. Một số biến chứng nặng của bệnh sởi là do cơ thể thiếu đề kháng và bạn kiêng cữ không đầy đủ.

2. Sởi gió: người bị bệnh sởi có cần kiêng ra gió không?

Thực tế thì mặc dù có nhiều người có quan niệm người bị bệnh sởi nên kiêng tắm và kiêng gió nhưng theo các bác sĩ thì không cần như vậy. Trong thời gian mắc bệnh, bạn nên tắm rửa chân tay cho người bệnh bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước lá lành như: lá kinh giới, lá mùi và trà xanh... ( tuy nhiên cần lưu ý dùng nguồn nước sạch và rửa sạch các loại lá trước khi nấu nước tắm). Không cần kiêng gió vì nếu nóng quá ra mồ hôi sẽ làm cho người bệnh khó chịu và thậm chí bệnh sẽ nặng hơn.

Sởi gió: bị sởi có ra gió được không 2

Bệnh sởi có cần kiêng gió quạt không?

Hàng ngày bạn nên vệ sinh da dẻ, răng - miệng - mắt cho người bệnh để tránh nhiễm khuẩn và lở loét da: cụ thể nên rửa mặt, lau mắt, lau cơ thể bằng nước ấm cho người mắc bệnh; thường xuyên lau miệng người bệnh bằng khăn sạch và mềm (có nhúng qua với nước đã đun sôi để nguội). Với trẻ lớn, bạn cho trẻ súc miệng với nước muối ( nên pha loãng có độ mặn như nước mắt). Nên nhỏ mắt và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày cho trẻ mắc bệnh sởi.

Nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh để tránh lây nhiễm. Sau khi tiếp xúc với người bệnh nên rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn. Đặc biệt là cần rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho người bệnh.

Sởi gió: bị sởi có ra gió được không 3

Cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh sởi

Nên mặc quần áo rộng thoáng cho người bệnh. Giặt riêng quần áo của bệnh nhân, tốt hơn hết là giặt bằng nước nóng, nên phơi đồ ở nơi có nắng và thoáng gió. Nếu như quần áo ẩm lâu khô thì bạn nên dùng máy sấy và là ủi nóng để diệt khuẩn trên quần áo. Cuối cùng là nên thay ga, gối và chăn sạch mỗi ngày. Sởi bị mấy lần trong đời? Thực chất mỗi người chỉ nhiễm sởi một lần duy nhất trong đời, đối với những người đã tiêm phòng sởi thì có khả năng miễn dịch với bệnh lên tới 95%.

Nên tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em và các dụng cụ, vật dụng của người mắc bệnh bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn Cloramin B

Trên đây là những lưu ý về sởi gió, bệnh sởi là căn bệnh nếu bệnh nhân không biết cách chăm sóc hợp lý có thể sẽ bị nặng hơn và lâu khỏi. Chính vì vậy khuyên bạn nên bỏ túi các kiến thức căn bản trên để biết cách phòng bệnh và chăm sóc tốt nhất.

Thanh Hiền

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:sởi