Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sởi trẻ em: Phát hiện các dấu hiệu sớm và cách chăm sóc hiệu quả

Ngày 23/05/2018
Kích thước chữ

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Sởi trẻ em có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Sởi trẻ em có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng.

Sởi trẻ em qua các giai đoạn

Giai đoạn ủ bệnh

Triệu chứng bệnh sởi trẻ em là sốt nhẹ. Hầu như trẻ có tình trạng sốt cao và không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Sởi trẻ em: Phát hiện các dấu hiệu sớm và cách chăm sóc hiệu quả 1Triệu chứng bệnh sởi trẻ em ban đầu là sốt nhẹ

Giai đoạn khởi phát

Sau 3 – 5 ngày mắc bệnh, trẻ bị sốt nhẹ, có trường hợp bị sốt cao lên đến 40 độ kèm theo các triệu chứng đau đầu, người mệt mỏi, quấy khóc, đau khớp, đau cơ, co giật. Ngoài ra, còn có các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, người bệnh sợ ánh sáng, kết mắt đỏ, giác mạc, mi mắt bị sưng phù, ho có đờm và khàn giọng. Có thể bị viêm thanh quản co rút và nếu có dấu hiệu viêm long đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy. Giai đoạn này là giai đoạn bệnh dễ lây nhiễm nhất.

Giai đoạn phát ban

Các nốt sởi phát ban bắt đầu xuất hiện ở tai, rồi lan dần sang hai bên má, cổ, ngực, bụng và tay trong 24 giờ. 24 giờ tiếp theo, nốt ban lan xuống lương, cả 2 tay, bụng và cuối cùng là cả 2 chân từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3. Ở bệnh sởi, các nốt ban có thể cảm nhận bằng tay hay còn gọi là vết ban nổi.

Nốt ban sởi có màu hồng nhạt, khi dùng đầu ngón tay ấn vài thì mất và thường kết dính lại. Nếu bị nhẹ thì các nốt ban ít và thưa, nhưng nếu nặng thì nốt ban nổi dày đặc cả người. Một số trường hợp có ban xuất huyết kèm theo hiện tượng chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa, nếu không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Sởi trẻ em: Phát hiện các dấu hiệu sớm và cách chăm sóc hiệu quả 2Các nốt ban bắt đầu xuất hiện ở tai, rồi lan dần sang hai bên má, cổ, ngực, bụng

Giai đoạn phục hồi

Nốt ban sởi ở trẻ em biến mất theo thứ tự xuất hiện và thường để lại những vết thâm đen trên bề mặt da.

Cách chăm sóc trẻ bị sởi

  • Cách ly khi trẻ bị sởi, cho trẻ ở phòng sạch sẽ, thông thoáng, tránh gió lùa.
  • Lau người cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm, khăn sạch, mềm.
  • Thường xuyên rửa mặt, lau mồm miệng cho bé, thay quần áo sạch, rộng rãi, thoải mái cho bé.
  • Kiêng gió khi trẻ bị sởi.
  • Không cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như cua, tôm, thịt chó, thủy hải sản,… các loại rau kích thích như ớt, bột hoa cải, rau thơm,…
  • Khi trẻ bị sởi nên cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa và uống nước đầy đủ, đặc biệt là nước trái cây.
Sởi trẻ em: Phát hiện các dấu hiệu sớm và cách chăm sóc hiệu quả 3Khi trẻ bị sởi nên cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa và uống nước đầy đủ, đặc biệt là nước trái cây
  • Nhỏ thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng hoặc bằng nước muối sinh lý 3 – 4 lần trong ngày.
  • Không nên dùng thuốc kháng sinh với bệnh sởi trẻ em, chỉ dùng vitamin C, B1 liều cao. Khi trẻ bị sốt cao liên tục thì hạ nhiệt cho bé theo chỉ định của bác sĩ và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi và điều trị.

Không phải ngẫu nhiên mỗi năm đều xảy ra dịch sởi và gây nguy hiểm tính mạng cho nhiều trẻ em. Việc nhận biết dấu hiệu sởi trẻ em và chăm sóc trẻ là điều cần thiết để tránh phải đưa trẻ tới các bệnh viện đông đúc, chứa nhiều mầm bệnh và dễ lây nhiễm chéo.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin