Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bệnh thủy đậu vẫn luôn là một vấn đề sức khỏe cần được chú ý trong nhiều năm qua. Mặc dù thủy đậu là một căn bệnh phổ biến nhưng vẫn còn một số ít người chưa nhận thức được về sự nguy hiểm mà nó mang lại, đặc biệt là với những đối tượng như trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Vì vậy, việc tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh dường như vẫn bị lơ là.
Không sai khi nói rằng bệnh thủy đậu là một căn bệnh toàn cầu vì mức độ lây lan mạnh mẽ. Và không chỉ là trên thế giới, tỷ lệ mắc thủy đậu tại Việt Nam mặc dù đã giảm do nỗ lực của nhà nước trong công tác phòng ngừa bằng vắc xin, nhưng gần đây nó đã có dấu hiệu tăng trở lại.
Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là Varicella, là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella-zoster gây ra, thuộc họ herpesvirus. Bệnh này đặc trưng bởi những nốt phát ban như mụn nước trên da, ngứa, sốt và biểu hiện mệt mỏi.
Thủy đậu có con đường lây truyền khá dễ dàng - chỉ cần tiếp xúc trực tiếp hoặc qua những giọt bắn từ ho và hắt hơi của người bệnh trong không khí. Báo cáo về tình hình vắc xin và tiêm chủng trên thế giới năm 2009 của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã khẳng định bệnh thủy đậu là một căn bệnh có tính chất toàn cầu, vì nó ảnh hưởng đến hơn 90 triệu trẻ em và người lớn khỏe mạnh mỗi năm.
Các đặc điểm lây truyền của thủy đậu có thể kể đến là:
Tại Việt Nam, số liệu trên Tạp chí Nhi khoa năm 2019 cho thấy nguy cơ nhiễm thủy đậu vẫn rất lớn đặc biệt trong giai đoạn mùa đông xuân (tức từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm), và có tới 85% trẻ em nhập viện chưa được tiêm vắc xin thủy đậu trước đó.
Ngoài ra, báo cáo của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia năm 2020 đã dự báo tình hình dịch tễ thủy đậu ở miền Nam Việt Nam vẫn có thể diễn biến phức tạp.
Như vậy, điều đặc biệt về sự lây nhiễm của thủy đậu đó là bệnh có thể lây lan cao kể cả khi người nhiễm chưa có triệu chứng gì.
Thủy đậu về cơ bản vẫn là một bệnh nhẹ. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bệnh có thể gây ra những biến chứng khá nghiêm trọng. Các biến chứng phổ biến nhất và đôi khi sẽ đe dọa đến tính mạng của bệnh thủy đậu là:
Bên cạnh đó, có các đối tượng rất dễ bị mắc các biến chứng nặng khi nhiễm virus thủy đậu đó là người lớn chưa từng mắc bệnh, người bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt hơn cả là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai có thể nặng hơn ở những người lớn bình thường rất nhiều. Theo WHO, những hậu quả khi người mẹ mắc thủy đậu khi mang thai là:
Khi trẻ mới sinh ra, sẽ rất nguy hiểm nếu bé mắc phải hội chứng thủy đậu bẩm sinh (CVS). Đây là tình trạng dị dạng hay khuyết tật bẩm sinh do nhiễm trùng thông qua hàng rào nhau thai từ người mẹ mắc bệnh. Theo các nghiên cứu trên BJOG, CVS gây ra những tổn thương đa cơ quan ở trẻ với tỷ lệ không hề nhỏ:
Cũng theo những nghiên cứu này và nhiều báo cáo khác, trung bình có khoảng 30% trẻ mắc CVS sẽ tử vong trong vài tháng đầu sau sinh do trào ngược dạ dày thực quản khó trị, viêm phổi hít tái phát nặng và suy hô hấp.
Tại Việt Nam, các số liệu cũng cho ra những kết quả đáng báo động:
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vào đầu những năm 1990, trước khi có vắc xin, số người mắc thủy đậu đã vượt quá 4 triệu, khoảng 13.000 ca nhập viện, 100 - 150 ca tử vong và một nửa trong số đó là trẻ em.
Hoa Kỳ đã tiến hành triển khai chương trình tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên, bắt đầu từ năm 1995 và mang về những kết quả tích cực. Chương trình đã góp phần giảm đến 97% tỷ lệ tử vong liên quan đến thủy đậu.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các báo cáo đều cho thấy vắc xin thủy đậu đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh trong khoảng thời gian từ 2015 - 2012.
Số liệu từ các báo cáo cho thấy vắc xin thủy đậu đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh, từ đó giảm đi rất lớn tỷ lệ tử vong do những biến chứng liên quan đến thủy đậu.
Tương tự, tỷ lệ mắc thủy đậu tại Việt Nam đã giảm mạnh sau khi có vắc xin phòng ngừa, từ khoảng 36.000 ca vào năm 2009 còn khoảng 4.000 ca vào tháng 7/2023 (theo dữ liệu của Cục Y tế Dự phòng).
Mặc dù vậy, tình hình mắc thủy đậu đang có dấu hiệu tăng trở lại. Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) chỉ ra rằng hàng tháng vẫn ghi nhận các trường hợp mắc bệnh này, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7/2023, gần 4.000 ca thủy đậu mới đã được ghi nhận, đánh dấu sự gia tăng gấp 11,5 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Ngoài ra, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tiếp nhận nhiều ca thủy đậu nặng, trong đó có 2 ca tử vong. Điều này cho thấy tỷ lệ bao phủ của vắc xin thủy đậu đang giảm và người dân đang chủ quan trong công tác phòng ngừa.
Qua những thông tin phía trên, không thể phủ định sự cần thiết của vắc xin trong việc phòng ngừa thủy đậu và những biến chứng nguy hiểm của nó. Vắc xin thủy đậu là vắc xin sống giảm độc lực, tức là vi khuẩn Varicella-zoster đã được làm yếu đi sẽ được cơ thể tiếp nhận và sinh ra miễn dịch đặc hiệu.
Nhiều tổ chức y tế uy tín toàn cầu, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Châu Âu (ECDC) và Hiệp hội Nhiễm trùng Nhi khoa Mỹ Latinh (SLIPE) đều khuyến cáo việc tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ em. Thời điểm lý tưởng để thực hiện liều vắc xin đầu tiên là khi trẻ được 12 tháng tuổi.
Tại sao lại là thời điểm 12 tháng tuổi? Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ đã đi đến bước hoàn thiện nhất, trẻ đã có khả năng phản ứng tốt với kháng nguyên, giúp cơ thể được bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh hiệu quả.
Hãng dược Merck Sharp & Dohme Corp (MSD) của Hoa Kỳ đã nghiên cứu và sản xuất vắc xin virus thủy đậu sống giảm độc lực từ chủng Oka/Merck, được phê duyệt sử dụng tại Việt Nam từ năm 2014 với tên thương mại là Varivax. Vắc xin Varivax và các vắc xin thủy đậu khác đã được chứng minh về tính hiệu quả và an toàn qua nhiều bằng chứng y khoa đáng tin cậy.
Vắc xin ngừa thủy đậu có hiệu quả cao ngay từ liều đầu tiên cho trẻ từ 12 tháng tuổi
Một phân tích tổng hợp dựa trên kết quả của 42 nghiên cứu được thực hiện trên trẻ em khỏe mạnh trong độ tuổi từ 1 đến 18 cho thấy rằng:
Đáng chú ý, các bà mẹ có kháng thể thủy đậu giúp giảm đáng kể tỷ lệ biến chứng của bệnh ở trẻ
Vắc xin thủy đậu được chứng minh có khả năng bảo vệ lâu dài
Các ghi nhận tại Hoa Kỳ cho thấy vắc xin này duy trì hiệu quả lên tới 90% trong hơn 14 năm mà không có dấu hiệu suy giảm.
Đối với những cá nhân đã tiếp xúc với virus thủy đậu, vắc xin vẫn thể hiện hiệu quả và khả năng bảo vệ đáng kể
Kết quả các nghiên cứu về việc sử dụng vắc xin chủng Oka/Merck để dự phòng cho những trẻ đã tiếp xúc với nguồn lây thủy đậu, khả năng tăng cường bảo vệ cũng như khả năng giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh vẫn được duy trì, ngay cả khi trẻ đã tiếp xúc với virus trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày sau đó.
Thủy đậu từ lâu đã là một vấn đề y tế toàn cầu cần được chú trọng. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra do bệnh này. Tại Việt Nam, cần đẩy mạnh công tác tiêm ngừa vắc xin thủy đậu để tối ưu hóa những lợi ích mà vắc xin mang lại.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.