Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sử dụng Glucosamine mỗi ngày có tốt không?

Ngày 23/01/2021
Kích thước chữ

Glucosamine là sản phẩm được săn đón nhiều nhất hiện nay trong việc điều trị viêm đau xương khớp. Tuy vậy, sử dụng Glucosamine mỗi ngày liệu có tốt không?

Có rất nhiều chế phẩm về glucosamine hiện nay dưới dạng thuốc và thực phẩm chức năng đang được phân phối rộng rãi trong thị trường tiêu dùng. Tuy nhiên, bạn đã thật sự biết glucosamine là gì và liệu việc sử dụng thường xuyên có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Glucosamine là gì ?

Glucosamine là một chất được tìm thấy trong cơ thể con người đặc biệt xuất hiện nhiều nhất ở sụn khớp. Đây là sự kết hợp của các chuỗi đường là: Glucose, Glutamine và các Protein đặc hiệu. Đây là thanh phần rất cần thiết để cơ thể tạo ra cũng như xây dựng vững chắc các bộ phận như sụn, gân (dây chằng), lớp chất nhầy bao quanh các ổ xương, khớp,…

Khi cơ thể càng lớn tuổi, lượng Glucosamine càng giảm đi do một số bộ phận bị mất chức năng hoặc chức năng bị kém đi. Cho nên, những người già vẫn hay thường bổ sung lượng Glucosamine thông qua các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, các loại động vật có vỏ khác. Tuy nhiên, việc này cũng dẫn đến các bệnh khác như sỏi thận, gout,…

Glucosamine có thể xuất hiện trên thị trường dưới dạng thực phẩm bổ sungGlucosamine có thể xuất hiện trên thị trường dưới dạng thực phẩm bổ sung

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, Glucosamine xuất hiện rất ít trong các loại thực phẩm hay thậm chí lượng ít ỏi ấy sẽ bị mất đi thông qua quá trình nấu nướng. Vậy nên, lời khuyên tốt nhất cho những người cần bổ sung Glucosamine là hãy sử dụng các thực phẩm chức năng dưới dạng viên, bột, nước,…

Dạng chất bổ sung của Glucosamin được chia thành 3 loại bao gồm: Glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride (HCL) và N-acetylglucosamine (GlcNAc). Trong đó, glucosamine sulfate được xem là loại tốt nhất vì nó làm thay đổi rõ rệt và hiệu quả nhất bệnh về xương khớp.

Có tính an toàn và mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau và cải thiện chức năng khi điều trị bệnh viêm xương khớp. Glucosamine được dùng như một loại thuốc điều trị bệnh tại Châu Âu và hơn 70 quốc gia khác.

Sản phẩm được chứng minh là mang lại hiệu quả giảm đau vượt trội. Vì theo kết quả báo cáo của cuộc nghiên cứu sự tiến triển của bệnh thoái hóa khớp gối cho thấy sản phẩm có tác dụng bảo vệ sự tiến triển cấu trúc thoái hóa khớp gối. Ở Việt Nam, dùng glucosamine cũng là sự lựa chọn hàng đầu của đa số khách hàng có dấu hiệu tổn thương xương khớp.

Bên cạnh đó là khả năng cải thiện tình trạng sưng khớp cho bệnh viêm xương khớp gây ra.

Glucosamine mang lại những công dụng gì?

Glucosamine nói chung đặc biệt là Glucosamine Sulfate có vai trò lớn trong việc tái tạo và sửa chữa các sụn ở trong khớp. Không những vậy, nó còn giúp bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy bởi các enzym.

Glucosamine còn giúp kích thích sự sản sinh ở các mô liên kết trong xương. Đồng thời giúp làm giảm các triệu chứng mất canxi ở xương, từ đó giúp làm tăng sản sinh chất nhầy của dịch khớp và khả năng bôi trơn ở các khớp, giúp các khớp cử động linh hoạt và dễ dàng hơn. Khi vào cơ thể con người, Glucosamine sẽ kích thích các tế bào sụn, giúp tăng quá trình tổng hợp proteoglycan. Đây là thành phần cấu tạo nên đầu sụn khớp và sản xuất làm tăng chất nhầy ở dịch khớp.

Glucosamine giúp bảo vệ sụn và ngăn sụn phân hủy bởi các enzymeGlucosamine giúp bảo vệ sụn và ngăn sụn phân hủy bởi các enzyme

Ngoài ra, Glucosamine còn giúp ngăn chặn sự phá hủy sụn khớp thông qua các cơ chế đặc biệt. Đồng thời giúp làm giảm các gốc tự do Superoxide vốn gây phá hủy các tế bào sinh sụn trong xương.

Chính vì vậy, Glucosamine có trong các dạng thực phẩm chức năng được sử dụng trong việc hỗ trợ và điều trị các bệnh lý về đau nhức, thoái hóa xương khớp, đặc biệt là viêm khớp, thoái hóa khớp. Người mắc bệnh lý xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp nên bổ sung Glucosamine để điều trị.

Có nên dùng Glucosamine mỗi ngày?

Việc dùng Glucosamine mỗi ngày để cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả đối với người mắc bệnh viêm khớp gối, thoái hóa khớp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nên dùng Glucosamine đều đặn giúp tăng cường cấu trúc bền vững của khớp, giúp khớp xương thư giãn, duy trì sự linh hoạt. Tác dụng của Glucosamine mang tính tích lũy, thời gian dùng càng kéo dài càng nhận thấy kết quả rõ rệt. Về cách dùng và liều dùng, người bệnh cần đến bác sĩ để được chỉ định liều lượng cụ thể, phù hợp với thể trạng và độ tuổi của từng người.

Người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin, chỉ nên mua những sản phẩm thuộc thương hiệu uy tín và được bác sĩ khuyên dùngNgười bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin, chỉ nên mua những sản phẩm thuộc thương hiệu uy tín và được bác sĩ khuyên dùng

Các sản phẩm bổ sung Glucosamin thường an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như: Buồn nôn, tiêu chảy, ợ nóng, táo bón, tăng huyết áp tạm thời, tăng nhịp tim, nhịp mạch. Các tác dụng phụ ít gặp: Phát ban da, đau đầu, mất ngủ.

Một số trường hợp không nên dùng Glucosamine:

  • Người dị ứng với tôm cua, sò, ốc, hến và hải sản không nên uống Glucosamine. Nếu không, một số dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra như: Phát ban, khó thở, sưng miệng, sưng cổ họng.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng Glucosamine.
  • Người bệnh tiểu đường, hen suyễn, cảm cúm, bệnh nhiễm khuẩn tai – mũi – họng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Glucosamine.

Lưu ý, hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm có chứa Glucosamine với nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin, chỉ nên mua những sản phẩm thuộc thương hiệu uy tín và được bác sĩ tư vấn rõ ràng.

Lam Ngọc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin